Làm thế nào để đối phó với hạ huyết áp?

Chóng mặt, ngất xỉu và khó thở khi đứng có thể là dấu hiệu của hạ huyết áp

Cách phòng tránh hạ huyết áp tư thế ở người bệnh Parkinson

Ăn tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Ăn khoai tây tím giúp hạ huyết áp?

4 chất bổ sung giúp hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch

- TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.
- Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

TS. Martin Scurr – Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Tụt huyết áp sau khi đứng hoặc thay đổi tư thế được gọi là hạ huyết áp thế đứng, một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi, ảnh hưởng đến 20% đối với những người trên 65 tuổi.

Khi chúng ta đứng lên, máu đọng lại ở tĩnh mạch chân làm giảm lưu lượng đến tim và gây tụt huyết áp. Thông thường, các thụ thể cảm áp trong lòng mạch ở gần tim và động mạch cổ sẽ gửi tín hiệu đến trung tâm xử lý trong não bộ, chỉ đạo tim đập nhanh hơn, co mạch máu vùng chân tay nhằm tăng lượng máu đến các cơ quan, ngăn chặn tình trạng tụt huyết áp. Tuy nhiên, ở những người bị hạ huyết áp tư thế đứng, các phản xạ này bị suy giảm dẫn đến chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu sau khi đứng.

Bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng hạ huyết áp bằng cách sau: 

- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và tránh các bữa ăn lớn.

- Duy trì chế độ ăn ít thực phẩm chứa carbohydrate và tránh rượu.

- Uống nhiều nước trong bữa ăn, vì điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu và nên uống một cốc nước đầy trước khi ra khỏi giường.

- Mỗi tuần bạn nên đi bộ ít nhất 3 ngày và thời gian tối thiểu là 30 phút để cải thiện tình trạng này.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân cũng có thể gây ra hạ huyết áp thế đứng bao gồm bệnh parkinson, bệnh đái tháo đường, thiếu hụt vitamin B12… Hoặc do tác động của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần và giảm đau. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu trên bạn nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

 Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Lê Tuyết H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị