Bị rung nhĩ nhưng không biểu hiện triệu chứng có cần dùng thuốc?

Việc dùng thuốc điều trị rung nhĩ có thể giúp bạn phòng ngừa nguy cơ đau tim, đột quỵ

Block nhánh phải hoàn toàn là gì, có nguy hiểm không?

Bạn cần biết gì về tình trạng tim đập nhanh, huyết áp tăng cao

Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì để ổn định nhịp tim?

Nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim: Vẫn có cách ổn định nhịp

Câu hỏi từ bạn đọc tên D.B.:

Xin chào bác sỹ! Tôi là nam giới, năm nay 72 tuổi. Tôi luôn nghĩ mình có sức khỏe tốt, cho tới khi được chẩn đoán rung nhĩ khi đi khám sức khỏe định kỳ vào 6 tháng trước. Lúc được chẩn đoán rung nhĩ tôi đã rất ngạc nhiên vì mình hoàn toàn không trải qua triệu chứng gì bất thường.

Hiện tôi vẫn duy trì thói quen tập tạ, thực hiện các bài tập giãn cơ từ 2 - 3 lần/tuần, kết hợp với đạp xe từ 1 - 2 lần/tuần. Tôi cũng không hút thuốc lá, không uống rượu bia và đang cố thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Tôi nghĩ nhờ vậy mà mình duy trì được nhịp tim nghỉ ngơi khá tốt (khoảng 50 nhịp/phút) so với nhiều người bệnh rung nhĩ khác. Huyết áp của tôi cũng thường ở mức 106/70mmHg.

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp người bệnh rung nhĩ ổn định nhịp tim

Ban đầu, bác sỹ có kê đơn cho tôi uống 120mg diltiazem, 325mg aspirin. Trong lần tái khám tiếp theo, bác sỹ đã giảm liều diltiazem xuống còn 30mg. Dù đã giảm liều thuốc, tôi vẫn gặp phải nhiều tác dụng phụ khó chịu (như thiếu năng lượng, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt). Khi trao đổi lại với bác sỹ, họ quyết định cho tôi ngừng hẳn thuốc diltiazem, nhưng yêu cầu tôi phải hạn chế bớt một số hoạt động thể chất. Tôi vẫn lo lắng không biết liệu ngừng dùng thuốc có làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hay không, mong bác sỹ cho tôi lời khuyên!

Bác sỹ Keith Roach (người Mỹ) trả lời trên Weirtondailytimes:

Chào bạn!

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh, khiến nhịp tim bình thường trở nên hỗn loạn và không thể đoán trước. Đây là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ.

Do đó, người bệnh rung nhĩ cần được điều trị bằng cách dùng thuốc, sốc điện hoặc cấy ghép máy để ổn định nhịp tim, đưa trái tim trở về với nhịp xoang bình thường. Thông thường, các loại thuốc như diltiazem có thể được dùng để giữ cho nhịp tim không tăng quá nhanh. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh của bạn, việc dùng thuốc diltiazem không thực sự cần thiết, đặc biệt là khi các tác dụng phụ của thuốc còn nhiều hơn cả lợi ích mà thuốc mang lại cho bạn.

Bên cạnh việc ổn định nhịp tim, người bệnh rung nhĩ cũng cần dùng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ đau tim, đột quỵ. Trong trường hợp rung nhĩ nặng, người bệnh có thể cần tới các loại thuốc mạnh như warfarin hoặc apixaban (Eliquis). Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ hơn, việc dùng thuốc aspirin là đủ để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Điều quan trọng trong việc điều trị rung nhĩ là tìm được loại thuốc phù hợp với từng bệnh nhân, do đó bạn không cần quá lo lắng khi thấy bác sỹ chỉ cho bạn dùng thuốc aspirin.

Nếu vẫn chưa thực sự yên tâm với tình trạng bệnh của mình, bạn có thể trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng các thiết bị đeo tay có khả năng phát hiện cơn rung nhĩ. Bạn cũng nên đi tái khám mỗi 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng bệnh, xem xem mình có cần thay đổi liều thuốc hay cần hướng điều trị rung nhĩ khác hay không.

Chúc bạn và cả gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Weirtondailytimes)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương -  hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị