Bị hội chứng chân không yên có điều trị được không?

Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của người bệnh

Những biện pháp đối phó với hội chứng chân không yên

Những biện pháp tự nhiên đối phó với hội chứng chân không nghỉ

Run tay chân nên khám ở đâu?

Hội chứng chân không nghỉ là gì?

TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của Daily Mail trả lời:

Hội chứng chân không yên ảnh hưởng đến khoảng từ 5 - 15% người trường thành. Bệnh thường gây ngứa ngáy, râm ran ở chân khi người bệnh nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm, khiến họ phải liên tục di chuyển để giảm bớt sự khó chịu này.

Thông thường các triệu chứng của hội chứng chân không yên sẽ trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm, do đó gây ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của người bệnh và những người xung quanh.

Tuy nhiên, có một điều may mắn là đa số các trường hợp mắc hội chứng này là ở thể nhẹ, và chỉ có 2% trong số đó thực sự cần đến gặp bác sỹ đa khoa vì những rối loạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên nó có thể liên quan đến những cơn co thắt cơ hoặc các vấn đề về thần kinh ở chân. Ngoài ra, thiếu sắt, mắc bệnh thận, đái tháo đường cũng có thể là những yếu tố gây ảnh hưởng tới chức năng thần kinh và dẫn tới tình trạng chân không yên.

Do đó, để khắc phục tình trạng của vợ bạn, đầu tiên bạn nên chắc chắn rằng vợ của mình đã được kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể, nếu bị thiếu hụt thì nên bổ sung càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến các triệu chứng khó chịu ở chân trở nên tồi tệ hơn, vì chúng gây ra những ảnh hưởng tới hàm lượng dopamine trong não. Cụ thể như: Thuốc chống loạn nhịp tim diphenhydramine (được gọi là Piriton dùng khi bị dị ứng hoặc Nytol dùng như thuốc ngủ không kê toa), các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống buồn nôn... Do đó, nếu vợ bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong số các loại thuốc trên thì tốt nhất bạn nên hỏi lại ý kiến bác sỹ về tác dụng phụ của chúng.

Ngoài những biện pháp khắc phục trên, vợ của bạn cũng có thể được kê một số loại thuốc uống hàng ngày như: Pramipexole và ropinirol.

Tuy nhiên, nếu vẫn không có hiệu quả, thì một lựa chọn thay thế khác là dùng một miếng dán trên da để giúp cung cấp một loại chất vận chuyển dopamin, rotigotine thông qua da, có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và phản ứng thần kinh.

Bạn cũng không nên quá lo lắng, vì trong đa số các trường hợp, các triệu chứng của hội chứng này sẽ thuyên giảm dần.

Quang Tuấn H+ (Theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị