Bệnh hen suyễn có nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh?

Hen suyễn dễ tái phát khi thời tiết chuyển lạnh

Bạn biết gì về nấm mốc - mối nguy hại lớn với sức khỏe?

Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và rung nhĩ

9 lời khuyên giúp phòng bệnh hen suyễn bùng phát

Chế độ ăn nào tốt cho người bị hen suyễn?

Tiến sỹ Sai Praveen Haranath - Bác sỹ chuyên khoa hô hấp tại Bệnh viện Apollo, Jubilee Hills, Hyderabad (Ấn Độ), trả lời:

Chào bạn!

So với người bình thường thì những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết hơn, vì hệ hô hấp của họ thường rất nhạy cảm.

Một số tác nhân có thể khiến bệnh hen suyễn nặng lên là khói bụi, nấm mốc, làm việc gắng sức. Bệnh suyễn cũng có thể trở nặng hơn trong thời tiết lạnh do viêm đường dẫn khí. Khi bị suyễn, đường hô hấp của người bệnh có thể bị co thắt lại và các lớp nhầy bên trong đường hô hấp cũng dày hơn. 

Cách tốt nhất để tránh hen suyễn do thời tiết chuyển lạnh là phải hạn chế việc tiếp xúc với chúng. Ví dụ như nếu người bệnh sẽ bị lên cơn hen suyễn khi gặp không khí lạnh thì hãy choàng khăn quàng hoặc đeo khẩu trang che kín mặt. 

Một phương pháp khác để tránh hen suyễn bùng phát khi thời tiết chuyển lạnh là dùng thuốc. Thuốc hít giúp mở đường dẫn khí và giảm tình trạng viêm - đây là 2 yếu tố cần thiết để kiểm soát bệnh hen suyễn. 

Ngoài ta, để duy trì sức khỏe, mẹ bạn có thể cần phải bổ sung vitamin tổng hợp, tập thể dục điều độ và có chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường hệ miễn dịch.

Một điều quan trọng khác bạn cần phải nhớ là hen suyễn không phải là nguyên nhân duy nhất khiến mẹ bạn bị thở khò khè. Bệnh tim hoặc các vấn đề về phổi khác cũng khiến người bệnh thở khò khè. Do vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám sức khỏe ở chuyên khoa hô hấp hoặc chuyên khoa dị ứng để bác sỹ có thể lên kế hoạch điều trị tốt nhất.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Doctor.ndtv)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị