Ăn nhiều chất xơ có gây tiêu chảy?

Bổ sung chất xơ đầy đủ giúp hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ em

Vì sao bạn cần bổ sung chất xơ?

Bí quyết chọn sản phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất cho bạn

Làm sao bổ sung chất xơ khi theo chế độ ăn không gluten?

Top 7 trái cây chứa nhiều chất xơ hòa tan tốt cho sức khỏe

Bác sỹ, tiến sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:

Chào bạn!

Triệu chứng phân lỏng, tiêu chảy của con bạn có thể là dấu hiệu tạm thời cho thấy trước đây trẻ không được bổ sung đủ chất xơ, bây giờ lại đột ngột được bổ sung nhiều chất xơ. Theo báo cáo năm 2006 của Viện Y học Mỹ, bổ sung ít chất xơ là một trong những lý do gây ra béo phì, đái tháo đường ở trẻ em và một loạt các vấn đề sức khỏe khác. 

Đối với nhiều chất dinh dưỡng (ví dụ như vitamin A), bổ sung quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. 

Tuy nhiên đối với chất xơ, không có giới hạn trên mức an toàn (là lượng tối đa mà bạn có thể bổ sung nhưng không gây hại cho cơ thể). Nguyên nhân là do hàm lượng chất xơ cao có trong thực phẩm không gây ra vấn đề sức khỏe nào ở trẻ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu bạn tăng lượng chất xơ một cách đột ngột hoặc thay đổi lượng chất xơ giữa các ngày thì có thể gây ra tình trạng phân lỏng hoặc tiêu chảy. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, không chỉ riêng trẻ nhỏ. 

Hàm lượng chất xơ gây ra tình trạng tiêu chảy, phân lỏng thay đổi từ người này sang người khác và theo thời gian tăng lượng chất xơ. Chẳng hạn, khi một người đột nhiên chuyển sang chế độ ăn chay, họ thường bị đi ngoài phân lỏng cho đến khi cơ thể tự điều chỉnh với lượng chất xơ tăng cao trong chế độ ăn uống như vậy. 

Thông thường trong khoảng 2 tuần, cơ thể sẽ điều chỉnh để phù hợp với lượng chất xơ cao hơn. Nếu tình trạng phân lỏng không khiến con bạn khó chịu hoặc phát ban da thì bạn không cần phải cắt giảm lượng chất xơ. Nếu muốn giảm tình trạng phân lỏng cho con thì bạn có thể giảm lượng chất xơ hàng ngày, sau đó tăng lượng chất xơ lên từ từ.

Lượng chất xơ mà trẻ từ 1 - 3 tuổi cần mỗi ngày (theo Adequate Intake - AI - khuyến nghị dinh dưỡng từ Viện Y học của Học viện Quốc gia Mỹ) là 19gram. AI có thể tăng lên 25 gram mỗi ngày khi trẻ được 4 - 8 tuổi.

Sau 8 tuổi, bé trai thường cần nhiều chất xơ hơn bé gái. Bé trai từ 9 - 13 tuổi cần ít nhất 31gram chất xơ mỗi ngày và con số này tăng lên 38gram/ngày khi trẻ được 14 tuổi. Ở bé gái, nhu cầu chất xơ sẽ tăng lên 26 gram/mỗi ngày và không tăng cho đến khi mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hầu hết trẻ em đều không được bổ sung đủ chất xơ. 

Chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Do vậy, bạn nên bổ sung đủ chất xơ cho con trong chế độ ăn uống. Chất xơ có trong nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt nhưng trong quá trình tinh chế và chế biến phần lớn lượng chất xơ đã bị suy giảm. Chất cơ cũng có nhiều trong rau và trái cây. Một khẩu phần dâu tây hoặc việt quất (tương đương với 80gram) sẽ có chứa khoảng 3gram chất xơ. Một khẩu phần bông cải xanh có thể chứa 6gram chất xơ. Một quả táo, chuối có kích thước trung bình có khoảng 3gram chất xơ. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet. 

- DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa. 

Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green,  From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections.


Gia Hân H+ (Theo drgreene)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị