"Nhà có 100 triệu để điều trị bệnh không"?

Sai số xét nghiệm do việc lấy máu

Xét nghiệm máu ra bệnh gì?

“Chỉ ở bệnh viện, con mới được ăn canh sườn”

Xét nghiệm bình thường… vẫn có thể viêm gan!

Cô Lan sửng sốt tới sợ hãi: "Gia đình em lấy đâu ra ạ? Nhiều thế?". Vậy là bác sỹ gạch một số ô trong tờ phiếu, rồi không nói thêm gì, kê cho cô một đống thuốc bổ gan, mua hết hơn 1 triệu. Vậy là xong, cô ra về trong lòng hoang mang, sợ hãi mà chẳng rõ hướng điều trị bệnh của mình sẽ ra sao. Tổng thiệt hại của lần khám ấy hơn 3 triệu đồng. 

Sau khi về nhà, tâm lý cô Lan trở lên suy sụp, lo lắng. Cô mất ăn mất ngủ đến tiều tụy. Hai vợ chồng cô tính bán nhà ở quê để lấy tiền điều trị, nhưng để chính xác, vài hôm sau, chú đưa cô đi bệnh viện khác xét nghiệm lại. Kết quả: Gan bình thường! Vậy là cả nhà nửa mừng, nửa lo, và muốn khám lại thêm ở một vài bệnh viện nữa cho chắc.

Hay trường hợp bà Nhạn (70 tuổi, Bắc Ninh), trong người bị mệt nên các con đưa bà ra bệnh viện để khám, xét nghiệm. Bác sỹ kết luận, bà bị ung thư. Vậy là ngay tối hôm ấy, cả nhà họp gia đình để bàn hướng giải quyết và tất nhiên, tâm trạng của bà Nhạn hoang mang, sợ hãi không thể diễn tả nổi. Người đã gầy, nay suy nghĩ lại càng thêm xanh xao. Hôm sau, các con đưa bà đi khám lại ở bệnh viện Ung bướu, kết quả lại chẳng có cái u nào. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm, nhưng trong lòng vẫn không khỏi lo lắng.

Tình trạng bệnh viện quá tải, bác sỹ căng thẳng, bệnh nhân và người nhà mồ hôi nhễ nhại tìm chỗ đợi: Ngồi la liệt ở hành lang, gốc cây, rải chiếu ngoài vỉa hè,... bất kì chỗ nào có thể ngồi đợi được mấy tiếng đồng hồ để chờ lấy kết quả xét nghiệm không hiếm gặp tại các bệnh viện. Và khi cầm kết quả khám của bác sỹ trên tay, bệnh nhân hoang mang đến khổ sở.

Có phải kết quả xét nghiệm "50:50" kiểu này, giống như "phép màu" để bệnh nhân và người nhà thêm hy vọng khi bác sỹ kết luận "bệnh nan y"?.

Mất tiền, mất thời gian, tâm lý bị ảnh hưởng, còn tật có mang hay không thì lại thêm 1 vài quá trình xét nghiệm, đợi chờ mệt mỏi nữa mới biết. Hỏi những người nghèo, nếu chỉ khám để biết bệnh tình đã tốn kém vậy, còn có tiền để điều trị nữa hay không? 

Tình trạng quá tải bệnh viện liệu có giảm, khi bệnh nhân khám "nhảy" từ bệnh viện này, sang bệnh viện khác, cho tới khi có kết quả cuối cùng?

Biết rằng: "Kết quả xét nghiệm" vẫn là một bài toán khó, song hy vọng Bộ Y tế sớm có phương án giải quyết để người dân bớt hoang mang!

Ngọc Hoa H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng