Hiểu về rung nhĩ, rối loạn nhịp tim giúp bạn quản lý bệnh tốt hơn

May mắn là vẫn có những cách giúp bạn kiểm soát rung nhĩ hiệu quả

Điều gì gây ra tình trạng tim đập nhanh, loạn nhịp?

Những cách giảm nhanh cơn rối loạn nhịp tim, trống ngực, hồi hộp

Làm sao phòng ngừa cơn rung nhĩ?

Bệnh rung nhĩ và cholesterol cao có mối liên hệ như thế nào?

Điều gì xảy ra khi bạn bị rung nhĩ?

Thông thường, nhịp tim được kiểm soát bởi những xung điện trong tim. Những xung điện này được hình thành từ các nút xoang trong tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ đập/co bóp, các xung điện tim sẽ được truyền đi, tạo thành nhịp tim. Tuy nhiên, với người bệnh rung nhĩ, tâm nhĩ sẽ run lên thay vì đập như bình thường, tạo ra các cơn rối loạn nhịp.

Tại sao chẩn đoán và điều trị rung nhĩ rất quan trọng?

Người bị rung nhĩ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp từ 2 - 7 lần so với người bình thường. Khi tim đập nhanh bất thường, việc lưu thông máu cũng bị trì trệ, làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể theo máu lên não, gây tắc nghẽn và đột quỵ.

Người bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ

Các dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ

Các cơn rung nhĩ thường đi kèm với các triệu chứng như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó vận động. Đôi khi, rung nhĩ còn có thể gây đau thắt ngực, thở gấp và phù nề chân tay (do tích nước trong cơ thể).

Nguyên nhân gây rung nhĩ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra rung nhĩ là do ảnh hưởng từ các bệnh tim mạch như: Tăng huyết áp, bệnh van tim (hẹp van 2 lá và nhồi máu cơ tim), bệnh động mạch vành (sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch), phì đại cơ tim (sự dày lên của thành cơ tim).

Ngoài ra, người mắc các bệnh cường giáp, bệnh phổi (viêm phổi, ung thư, thuyên tắc mạch phổi) và người uống nhiều rượu bia cũng có nguy cơ cao bị rung nhĩ.

Điều trị rung nhĩ

Khi điều trị rung nhĩ, các bác sỹ sẽ nhắm mục tiêu chính là giữ tuần hoàn ổn định và chống đông máu (để phòng ngừa đột quỵ).

Phương pháp kiểm soát nhịp bao gồm sốc điện, sử dụng một số loại thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci…để khôi phục lại nhịp tim thông thường: 60 - 100 nhịp/phút.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát nhịp tim sẽ giúp kiểm soát rung nhĩ trong giai đoạn đầu. Trong khi đó việc phòng ngừa đông máu sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho những bệnh nhân bị rung nhĩ trên 60 tuổi.

Trong những trường hợp rung nhĩ nghiêm trọng, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật phục hồi nhịp tim, hoặc phẫu thuật triệt đốt rối loạn nhịp.

Không phải tất cả người bệnh rung nhĩ đều có đủ điều kiện để đốt điện tim hay đặt máy khử rung tim, vì vậy chỉ định điều trị rung nhĩ phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc giảm nhịp tim, thuốc chống đông máu, kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như ăn uống giảm mỡ, giảm muối, không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia…

Hiện nay, bên cạnh thuốc, các nhà nghiên cứu cũng đề cao các loại thảo dược như Khổ sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, giảm kích thích cơ tim, ổn định điện thế tại cơ tim nên giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu hiệu quả. Tại Việt Nam, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã nghiên cứu thành công sản phẩm chứa thảo dược này, với tác dụng chuyên biệt trong phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ.

Vi Bùi H+ (Theo Ithacajournal)

Gợi ý Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm hồi hộp, trống ngực, và phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch