Hiểu đúng về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên dễ bị táo bón

Giải pháp chống táo bón ở trẻ em trong độ tuổi đến trường

Những “thủ phạm” quen mặt dễ gây táo bón ở trẻ em

Ngăn ngừa táo bón ở trẻ em trong dịp Tết

Triệu chứng đau bụng và chứng táo bón ở trẻ em

1 – 3 tháng tuổi:

Trẻ bú mẹ hoàn toàn nên ít bị táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Dấu hiệu có thể là trẻ 3-4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân keo lại, dẻo như đất sét, ít khi cứng rắn. Bé khó chịu nên hay quấy khóc, không chịu bú, ngủ không ngon, hay giật mình tỉnh giấc, bụng bé có cảm giác hơi phình. Mỗi lần bé muốn ngoài thì hay la khóc, oằn mình, không chịu nằm yên…

Nguyên nhân có thể do mẹ cho bé bú chưa đủ nên phân tạo thành ít hoặc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng như mật ong, nghệ, gia vị… khiến trẻ dễ bị nóng. Nếu mẹ bị táo bón sau sinh thì con cũng dễ bị táo hoặc mẹ không đủ sữa, trẻ phải uống thêm sữa ngoài nên cũng dễ bị táo bón.

3 đến 6 tháng tuổi:

Ở độ tuổi này, trẻ thường uống nhiều sữa ngoài hơn, có thể ăn thêm bột dinh dưỡng. Táo bón ở lứa tuổi này ngoài tần suất đi ngoài giảm còn dễ xảy ra tình trạnh phân nhỏi, hơi cực. Cá biệt một số trẻ có phân to như trẻ lớn, đầu phân hơi cứng.

Trẻ phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng rất khó chịu. Ngoài những nguyên nhân giống như trẻ 1-3 tháng tuổi thì ở độ tuổi này, trẻ em đi tiêm phòng có thể bị sốt, dẫn đến tình trạng mất nước, hay những trường hợp bị ho, bị cảm phải uống kháng sinh và các thuốc ho nên có thể gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa khác.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ

 - Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá: Chỉ chiếm khoảng 5% các nguyên nhân gây táo bón. Tổn thương này gây dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), suy giáp (bệnh Myxoedeme)… Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh ra.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân 

- Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý: Mẹ uống ít nước, ăn quá nhiều protein, ít chất xơ do ăn ít rau củ quả, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày… Mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

 - Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ

- Trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ lâu ngày không khỏi

- Các nguyên nhân khác như: Nứt hậu môn, bị trĩ, trẻ đi ngoài bị đau, gây co thắt hậu môn.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

Khi phát hiện ra trẻ bị táo bón, mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước: Thông thường, trẻ dưới 6 tháng bú mẹ không cần uống nước, nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày.

Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống như: Uống nhiều nước (khoảng 2,5 đến 3 lít nước/ ngày); Ăn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

Bạn có thể xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích, làm tăng nhu động ruột.

Nên chú ý điều trị chứng táo bón ở trẻ em

Mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ tới bệnh viện khám ngay khi trẻ có những dấu hiệu như: Táo bón kéo dài trên 1 tuần; Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng không có hiệu quả; Trẻ mới sinh đã bị táo bón, bụng chướng; Táo bón khiến trẻ kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, nôn trớ…

Với trẻ ngoài 3 tháng tuổi, nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, bạn nên cho trẻ sử dụng một số sản phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ tự nhiên và an toàn. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Pubokid với thành phần nổi bật là chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp trị tận gốc chứng táo bón ở trẻ em, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch ở trẻ. 

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ