Tự tin tham dự cuộc thi tiếng hát nhờ… khản tiếng

Ông Phạm Văn Hộ rất vui vì đã tìm đúng sản phẩm hỗ trợ điều trị căn bệnh khản tiếng, mất tiếng của mình

Khản tiếng do sưng phù nề thanh quản phải làm sao?

Stress – “thủ phạm” giấu mặt gây khản tiếng

Khàn tiếng lâu ngày: Vì đâu nên nỗi?

8 nguyên nhân hàng đầu khiến giọng khản như ''vịt đực"

Phải từ bỏ nghề giáo viên chỉ vì bị khản tiếng

Ông Phạm Văn Hộ, 77 tuổi (14/96 Vũ Năng An, P. Hạ Long, thành phố Nam Định) chia sẻ câu chuyện của mình một cách cởi mở. Vốn là kỹ sư hóa thực phẩm, nhưng ông lại có niềm đam mê với nghề giáo viên còn thành thạo tiếng Trung nên sau khi nghỉ hưu, năm 2003, ông Hộ có tham gia giảng dạy tiếng Trung tại một trung tâm ngoại ngữ của tỉnh.
Dạy học được vài năm, cổ họng của ông thường xuyên khó chịu rồi dần dần ông mắc chứng khản tiếng, không thể nói nhiều, nói to được. Ông chia sẻ: “Mỗi lần đến lớp, tôi nói được một lúc thì giọng cứ nhỏ dần, thậm chí mất hẳn tiếng. Sau này, do bệnh không đỡ nên tôi đành phải hạn chế nói rồi xin nghỉ hẳn ở trung tâm, khiến nhiều học viên và đồng nghiệp nuối tiếc. Tưởng giảm nói thì họng đỡ hơn nhưng tôi vẫn bị khản tiếng, nói nhiều, nói lâu thì người rất khó chịu”. 
Thế nhưng, vì mắc bệnh đái tháo đường, nên việc điều trị khản tiếng, mất tiếng bằng Tây y của ông bị ảnh hưởng. Ông không thể dùng thuốc Tây nên tự làm chanh muối để điều trị tình trạng khản tiếng của mình. “Lúc ngậm chanh thì bệnh đỡ nhưng cứ hết thì tình trạng khản tiếng lại tái phát, bực mình ghê lắm”, ông Hộ cho biết. 
Bệnh khản tiếng kỵ nhất là nói nhiều, nhưng ông Hộ lại có một thú vui là hát và tham gia sinh hoạt văn hóa ở địa phương. Ông tâm sự: “Thời sinh viên, tôi đã rất thích tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ. Nhưng từ khi bị khản tiếng thì tôi không tham gia được nên thấy rất buồn”. 
Lấy lại giọng hát nhờ sản phẩm có nguồn gốc thảo dược 
Khi nghe tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Nam Định mở cuộc thi Tiếng hát truyền hình, ông Hộ rất phấn khởi. Lúc này, dù không còn đi dạy học, nhưng cổ họng của ông vẫn chưa tốt, hay bị khản, lúc nói được thành tiếng, lúc không. Hơn ai hết ông Hộ hiểu được rằng, khản tiếng tác động rất lớn đến sức khỏe, công việc, những niềm đam mê của ông. Bởi vậy, ông quyết tâm phải tìm cách điều trị triệt để chứng bệnh này. 
Để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh đái tháo đường, hướng lựa chọn phương pháp chữa khản tiếng của ông vẫn là Đông y hoặc sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, ông Hộ cho biết: “Sau khi tìm hiểu thông tin qua báo, đài, tivi cũng như các dược sỹ tại hiệu thuốc, tôi thấy có sản phẩm thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị khản tiếng rất tốt nên đã mua 2 hộp về dùng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất là ngày uống 4 viên chia 2 lần.  Sau khi uống hết 2 hộp sản phẩm, tình trạng khản tiếng của tôi cũng giảm bớt, có nói nhiều hơn một chút cũng không mất tiếng như trước. Dùng thêm một thời gian, tôi hát thử mấy bài hát karaoke, thấy giọng vẫn ổn, lúc này tôi mới tự tin đăng ký đi thi giọng hát truyền hình. Đến nay, tôi vẫn đang dùng TPCN Tiêu Khiết Thanh và có thể hát liên tục khoảng 10 bài mà cũng không thấy họng có vấn đề gì cả, người rất thoải mái”.
Chia sẻ thêm về hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm TPCN Tiêu Khiết Thanh, ông cười mà rằng: “Thật vui khi giọng nói được cải thiện và may mắn tôi đã lọt được vào vòng trong của cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh Nam Định vừa qua”. 
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Mi Anh (ghi)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ