Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em

Việm khớp dạng thấp ở trẻ do yếu tố tự miễn, không phải do vi khuẩn (Ảnh: Nguồn Internet)

Những thực phẩm giúp giảm đau cho người bị viêm khớp

Điều trị viêm khớp mạn tính như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp và nguy cơ ung thư

Viêm khớp: Dùng nhiều prednisolon có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường không do vi khuẩn mà do yếu tố tự miễn. Đây là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính, kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Về bản chất, viêm khớp dạng thấp thiếu niên giống viêm khớp dạng thấp ở người lớn nhưng khác ở kiểu phản ứng lâm sàng. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường để lại di chứng teo cơ cứng khớp, viêm mống mắt gây tàn tật suốt đời cho trẻ, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Một số thống kê ở Mỹ và châu Âu cho thấy, lứa tuổi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở khoảng từ 2 - 16 tuổi, với tỷ lệ 1/1000 trẻ mỗi năm, nữ gặp nhiều hơn nam. Thật may là phần lớn trong số đó thường có diễn biến nhẹ, chỉ khoảng 1/10.000 trường hợp bệnh sẽ tiến triển nặng dần.
Những thể viêm khớp của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Thể đa khớp: Được xác định bởi tình trạng viêm từ bốn khớp trở lên và kéo dài trên 6 tháng, thể viêm đa khớp thường bắt đầu bởi tình trạng sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, ăn kém. Thể đa khớp có hai dạng: Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp âm tính và thể đa khớp với yếu tố dạng thấp dương tính.
- Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp âm tính: Là thể thường gặp, chiếm khoảng 20 - 25%. Khởi bệnh và diễn biến ở thể này thường nhẹ, tiên lượng tốt hơn các thể khác. Tổn thương lan tỏa nhiều khớp, kể cả các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, các ngón tay, có hiện tượng sưng, nóng, đau nhưng rất ít khi có hiện tượng đỏ (khác với thấp khớp). Các dấu hiệu toàn thân kèm theo sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu máu, gan, lách, hạch đều to...
- Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp dương tính: Khởi bệnh từ từ, hay gặp ở trẻ lớn, các biểu hiện viêm khớp rất nặng kèm theo viêm mạch máu và các nốt dạng thấp. Biểu hiện chung giống với thể nhiều khớp với yếu tố dạng thấp âm tính.
Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp dương tính thường gặp ở trẻ lớn (Ảnh: Nguồn Internet)
Thể ít khớp có hai kiểu
- Thể ít khớp kiểu 1: Thường gặp nhất, bệnh xuất hiện sớm trước 4 tuổi, số khớp bị tổn thương ít, bắt đầu từ đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi tổn thương các khớp nhỏ, xương sống và khớp háng. Tổn thương không nặng, khớp ít bị hủy hoại. Trẻ rất hiếm khi bị tàn tật, nhưng thường có nguy cơ biến chứng mắt (30%), bị viêm mống mắt mạn tính trong vòng 10 năm đầu sau khi có tổn thương ở khớp. Khi viêm, mắt bị đỏ, đau, sợ ánh sáng và giảm thị lực. Tình trạng viêm ở mắt kéo dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu...
- Thể ít khớp kiểu 2: Khởi phát chậm sau 8 tuổi, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, thường có yếu tố gia đình. Tổn thương khớp lớn ở hai chân, các khớp nhỏ ở ngón chân, hai tay và khớp thái dương hàm kèm theo có đau gân gót và bàn chân. Bệnh tiến triển lâu dài dẫn đến viêm cứng cột sống (viêm cột sống dính khớp) kèm theo Hội chứng Reiter (gồm viêm mống mắt, viêm niệu quản, tiểu ra máu) hoặc viêm ruột mạn tính.
Thể hệ thống: Đây là thể khó khăn nhất của viêm khớp dạng thấp ở trẻ, còn được gọi là bệnh Still. Bệnh gặp ở lứa tuổi 5 - 7, khởi phát cấp tính với biểu hiện toàn thân là sốt cao kéo dài. Các biểu hiện tại khớp như: Viêm các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón, ít thấy viêm khớp háng và không có biểu hiện ở cột sống, các khớp viêm sưng, nóng, đau, ít đỏ, có thể có tràn dịch khớp.
Phương pháp điều trị cơ bản là chống viêm
Trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp cần được khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu, bởi tình trạng viêm khớp trong bệnh này còn cần được phân biệt với các nguyên nhân viêm khớp khác như nhiễm khuẩn, thấp khớp, lao khớp, viêm khớp do virus, từ đó có định hướng điều trị hợp lý. Nguyên tắc điều trị cơ bản là chống viêm, giảm đau, điều trị triệu chứng toàn thân và phục hồi chức năng vận động của khớp. Bệnh nhân hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng thể bệnh, mức độ nặng nhẹ và sức đề kháng của mỗi người.
Hiện nay có một số sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có thể giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm khớp rất tích cực được các bác sỹ và người bệnh tin dùng. 

Thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh với thành phần: Cao bạch thược: 50mg, Cao hy thiêm: 100mg, Cao sói rừng: 100mg, Nhũ hương: 50mg, Pregnenolone: 25mg, L-carnitine fumarate: 50mg, Magne: 10mg.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp, giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động khớp.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, kể cả trẻ độ tuổi từ 3 - 16 tuổi.

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm