Top 10 loại rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất

Giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn tránh gặp phải phiền toái của các chứng bệnh rối loạn giấc ngủ

Thiệt mạng vì... mất ngủ

Mất ngủ làm tăng nguy cơ chết sớm cho nam giới?

Mất ngủ có thể khiến người già bị mất trí nhớ

Các bước "vệ sinh giấc ngủ"

Mất ngủ - nỗi lo của phụ nữ tiền mãn kinh

10. Ác mộng (Nightmare disorder)

Ác mộng là những "cuốn phim" diễn ra trong đầu khi bạn đang ngủ làm bạn lo lắng, sợ hãi với những tình tiết tương đối rõ ràng có thể nhớ lại khi vừa mới giật mình thức giấc. Những người gặp ác mộng thức giấc trong tình trạng mồ hôi lạnh, cảm giác sợ hãi với những kỷ niệm sống động của những giấc mơ khủng khiếp. Từ đó, họ có thể quá sợ và không dám ngủ nữa.

Căng thẳng, stress và đang sử dụng các loại thuốc trị bệnh là nguyên nhân chính gây ra các cơn ác mộng.

9. Mộng du (Sleepwalking)

Những người bị mộng du thường hành động kỳ lạ khi đang ngủ: Đột ngột chạy ra ngoài, nói linh tinh, ngồi bật dậy khua tay... và hoàn toàn không ý thức được những việc mình đang làm.

Đôi khi, những hành động trong trạng thái vô thức có thể gây nguy hiểm cho người ngủ cùng và chính người bị mộng du.

8. Hội chứng "đầu nổ tung" (Exploding head syndrome)

Hội chứng này khiến người bệnh đôi khi phải chịu tiếng ồn khủng khiếp phát ra từ ngay chính đầu mình, thường được mô tả là âm thanh của tiếng nổ, tiếng gầm, tiếng súng, giọng nói to hoặc tiếng thét.

Hội chứng này không nguy hiểm lắm nhưng làm người bệnh bị thức giấc và khó ngủ trở lại.

7. Ảo giác ngủ (Sleepy hallucinations)

Những ảo giác gọi là ảo giác hypnopompic xuất hiện trong lúc ngủ và khi vừa tỉnh dậy. Người mắc chứng này thường thấy tiếng nói, tiếng động, nhìn thấy người lạ, vật lạ trong phòng của họ. Ảo giác này phổ biến nhất ở những người bị chứng ngủ rũ.

Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ mãn tính đặc trưng bởi buồn ngủ ban ngày quá nhiều. Những người bị chứng ngủ rũ thường cảm thấy khó khăn để tỉnh táo trong thời gian dài và gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong thói quen hàng ngày.

6. Nỗi kinh hãi về đêm (Night terrors)

Bệnh nhân mắc hội chứng kinh hãi về đêm thường rơi vào trạng thái kinh hãi tột độ trong khi ngủ và không thể lập tức trở lại tỉnh táo hoàn toàn. Khi người khác cố gắng đánh thức, bệnh nhân thường la hét, kêu gào, rên rỉ, thậm chí khóc thảm thiết. Thường thì người ngoài không thể đánh thức hoàn toàn bệnh nhân mà phải chờ cho cơn rối loạn qua đi (khoảng 10 – 20 phút), sau đó người bệnh tiếp tục ngủ bình thường.

Cần phân biệt hội chứng trên với những cơn ác mộng bởi người gặp ác mộng bình thường có thể bị đánh thức và trở lại tỉnh táo ngay sau đó. Hội chứng này thường gặp ở trẻ em và những nỗi sợ hãi cũng biến mất dần khi lớn lên.

5. Trạng thái tê liệt khi đang ngủ (Sleep paralysis)

Trạng thái tê liệt khi đang ngủ (còn gọi là bóng đè). Triệu chứng chính là bạn mất dần nhận thức của cơ thể trong quá trình chìm vào giấc ngủ chậm chạp. Họ chợt tỉnh giấc khi đang ngủ, cảm nhận được thế giới xung quanh nhưng cơ thể không thể nào dịch chuyển được, lúc đó họ cảm thấy như có một thứ gì đó đang đè lên cơ thể của họ và không thể cử động. 

4. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (REM behavior disorder)

Là rối loạn liên quan với giấc ngủ đặc trưng bởi các hành vi vận động phức tạp và mạnh mẽ trong khi ngủ. Mặc dù chứng bệnh này cũng gặp ở những người đang thức, chúng tạo ra ảnh hưởng xấu nhất với người bệnh ngủ say.

Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường bị cảm giác khó chịu tưởng tượng (như tê chân, buồn, đau chân...) thôi thúc, khiến họ phải quẫy đạp chân tay không ngừng để thoát khỏi cảm giác bức bối.

3. Hội chứng ăn uống vào ban đêm (Nocturnal eating disorder)

Đây là một rối loạn mới được phát hiện và nghiên cứu trong những năm gần đây. Ban ngày, những người mắc rối loạn ăn uống ít hơn so với bình thường, biểu hiện nổi bật là họ thường bỏ bữa sáng hoặc ăn rất ít trong nửa ngày đầu tiên. Vào ban đêm, những người này hay bị mất ngủ và đi tìm đồ ăn. Nhưng sau khi no bụng, họ vẫn khó tìm lại giấc ngủ, có khi lại thức trắng đêm.

Theo điều tra của các nhà khoa học, vì hơn một nửa nguồn năng lượng lấy vào cơ thể trong một ngày được tiêu thụ sau 8h tối nên có đến 33% người mắc hội chứng ăn đêm này bị béo phì. 

2. Làm chuyện "ấy" trong khi ngủ (Sexsomnia)

Người mắc bệnh thực hiện các hành vi tình dục ngay khi họ đang ngủ say, có thể thủ dâm hoặc rên rỉ rất lớn. Hội chứng này được coi là dạng đặc biệt của chứng mộng du. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị đối tác cho là cố ý quan hệ, trong khi họ hoàn toàn mất kiểm soát và không hề biết mình vừa vô thức làm gì.

Các nhà tâm thần học cho hay, thiếu ngủ, stress, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích và tiếp xúc vật lý với một đối tác trên giường là những nguyên nhân của chứng "rối loạn" kỳ lạ này.

1. Mất ngủ

Những loại rối loạn kể trên nếu ai đã trải qua đều cảm thấy kinh khủng, tuy nhiên, nó vẫn chưa nguy hiểm bằng bệnh mất ngủ. Mất ngủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm bạn thiếu tập trung trong ngày hôm sau. Mất ngủ về lâu về dài có thể làm bạn béo phì, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Theo Cục Quản lý An toàn giao thông quốc lộ Hoa Kỳ, tài xế buồn ngủ gây ra hơn 100.000 vụ đụng xe và 1.550 ca tử vong mỗi năm.

Tất cả 10 loại rối loạn giấc ngủ này đều có điểm chung là ngủ không sâu giấc dẫn đến những mệt mỏi, căng thẳng và ảo giác ban đêm. Cách giải quyết đơn giản là nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tổng hợp tất cả những công năng an thần ưu việt từ bốn loại thảo dược: Nữ lang, trinh nữ, lá sen và bình vôi, kết hợp cùng với 5-Trytomin, Magne, Vitamin B6, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thực phẩm chức năng GOLDREAM - Giải pháp tuyệt vời chăm sóc giấc ngủ cho bạn, giúp bạn ngủ ngon, không mệt mỏi mỗi sáng thức dậy, không gây nghiện và không có tác dụng phụ.

GOLDREAM sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tự nhiên mà không hề gặp phải phiền toái gì của các chứng bệnh rối loạn giấc ngủ.

Thanh Hà H+

Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.



** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh