Thiếu vitamin A có thể dẫn tới mù lòa!

Vitamin A rất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh

Thừa vitamin A ở mẹ gây thiếu máu ở thai nhi

Dấu hiệu thừa vitamin A

Công dụng của vitamin A

Thiếu vitamin A gây nguy cơ bệnh hô hấp và tiêu hoá

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá tình trạng thiếu vitamin A là vấn đề y tế công cộng tại hơn một nửa số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là châu Phi và Đông Nam Á, ảnh hưởng nặng nề nhất đến trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai ở các nước nghèo.

Vitamin A là vitamin đầu được phát hiện (năm 1915) nên được đặt theo ký tự đầu tiên của bảng chữ cái. Vitamin A tan trong dầu, có nhiều trong gan, sữa và trứng.

Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù, quáng gà và làm tăng nguy cơ tử vong ở phụ nữ mang thai.

Các dạng thiếu vitamin A:

- Thiếu vitamin A nguyên phát: Do thực phẩm không cung cấp đủ vitamin A, đặc biệt ở những nơi sử dụng gạo là lương thực chính (không chứa carotene), xảy ra cùng với suy dinh dưỡng, protein – năng lượng.

- Thiếu vitamin A thứ phát: Do quá trình chuyển đổi carotene thành vitamin A không bình thường; Cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ, lưu trữ và vận chuyển vitamin A. Dạng thiếu vitamin A này thường xuất hiện cùng với các bệnh lý khác như xơ gan, tắc ống dẫn mật, bệnh Coeliac, bệnh tuyến tụy hoặc sau phẫu thuật…

Có thể dẫn đến mù lòa

Nếu thiếu vitamin A sẽ gây khô da ở màng tiếp hợp, khi lan tới giác mạc thì làm khô giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và và mù do tổn thương cấu trúc võng mạc.

Ngoài ra, thiếu vitamin A còn khiến mắt kém thích ứng với bóng tối (bệnh quáng gà), gây loét nhuyễn giác mạc (Keratomalacia - giác mạc mỏng đi sau đó viêm loét, hoại tử). Vệt Bitot là triệu chứng đặc trưng của bệnh thiếu vitamin A. Vệt Bitot là đám tế bào dày lên có màu trắng xám nổi lên trên bề mặt nhãn cầu, thường là hình tam giác đáy quay vào rìa giác mạc hoặc có hình oval, có ở cả hai mắt.

Thiếu vitamin A có thể gây khô giác mạc và dẫn tới mù lòa

Theo ước tính của WHO, khoảng 250 triệu trẻ em mầm non bị thiếu vitamin A. Mỗi năm có khoảng 250.000 – 500.000 trẻ em thiếu vitamin A bị mù vĩnh viễn, một nửa trong số đó tử vong sau 12 tháng bị mù. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2013, 14% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu vitamin A.

Khô da – tóc – móng

Vitamin A có vai trò kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, sinh tiết nhầy, ức chế sự sừng hóa tế bào biểu mô. Vì vậy, thiếu vitamin A có thể khiến da bị khô và ngứa, tóc và móng cũng bị khô và dễ gẫy, rụng.

Thiếu vitamin A còn gây sừng hóa nang lông gây ra tình trạng nổi gai trên bề mặt da; Làm giảm tốc độ tăng trưởng, giảm sức đề kháng với bệnh tật.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp