Làm gì để bảo vệ trẻ em - tương lai của đất nước?

Bạo hành trẻ em từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối dư luận. Mỗi năm có gần 2000 vụ bạo lực trẻ em và 100 trẻ bị giết. Có những trẻ bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc xâm hại, bạo lực.

Nếu thống kê những vụ bạo hành trẻ em bị phanh trên mặt báo thì nhiều vô số kể. Thế nhưng, đó chỉ là “mỏm nổi của tảng băng chìm” mà thôi. Vì trên thực tế, con số đó còn lớn hơn rất nhiều. Chắc hẳn, nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ bạo hành dã man của cơ sở mầm non tư thục Phương Anh. Các “cô giáo” cho trẻ ăn không kịp thở bóp cổ, dọa quăng vào thùng nước, đánh tới tấp khiến trẻ phải ăn...ói ra rồi lại bắt trẻ ăn...khiến nhiều trẻ cũng như bố mẹ các cháu không khỏi hoảng loạn, hoang mang.


Dư luận không khỏi bàng hoàng khi xem những hình ảnh trẻ bị bạo hành tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh

Gần đây nhất, lại có thêm một vụ bại hành trẻ em xảy ra tại trường chuyên biệt Anh Vương, TP.HCM lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo hành trẻ em. Đây thực sự là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Hay vụ cháu bé Châu Văn Phúc Thiên (13 tuổi) ngụ tỉnh Ninh Thuận bị chính cha mẹ ruột của mình dùng dây xích trói, buộc vào cửa và bạo hành dã man khiến dư luận hết sức bất bình. Nhìn nhưng thương tật trên khắp cơ thể cháu Thiên, người ta không khỏi bàng hoàng về hành vi thú tính của những bậc làm cha, làm mẹ với chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra.

Ai cũng biết tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Vậy thử hỏi, tương lai đất nước ta sẽ đi về đâu khi mà cứ hàng ngày, hàng giờ lại có thêm số trẻ em là nạn nhân của nạn bạo hành trẻ em?

Theo Bộ Công an, trung bình mỗi năm có gần 2.000 vụ bạo lực trẻ em và 100 trẻ bị giết. Có những trẻ bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ xâm hại, bạo lực. Tình trạng bạo lực học đường cũng gia tăng ở mức báo động với gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau mỗi năm ở trong và ngoài trường học.

Qua số liệu báo cáo của Cục BVCSTE, Bộ LĐTBXH cho thấy tình trạng trẻ em bị bạo lực và lạm dụng liên tục trong nhiều năm qua đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Năm 2013, tổng hợp dựa trên báo cáo của Sở LĐTBXH 63 tỉnh, thành phố cho thấy có hơn 3500 em bị bạo lực, lạm dụng, trong đó có 930 vụ xâm hại tình dục trẻ em, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm đến 65.8%.

Những con số biết nói này giúp chúng ta - những người lớn thấy được gì? Các cơ quan chức năng có vai trò như thế nào trong các vụ bạo hành trẻ em khi mà số trẻ em bị bạo hành ngày càng có xu hướng gia tăng. Liệu có “ai” trong số “họ” cảm thấy hổ thẹn nghe thông tin Việt Nam là nước đầu tiênhttp://danang.edu.vn/danang/tuoihoa/Bai_6/mt6_htm_files/0.gifở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngàyhttp://danang.edu.vn/danang/tuoihoa/Bai_6/mt6_htm_files/0.gif20/2/1990, được đánh giá là có nhiều nỗ lực trong bảo vệ trẻ em lại để số trẻ em là nạn nhân của nạn bạo hành?


Cần bảo vệ trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước

Hồ Chủ Tịch đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan”. Tất cả những gì ngây thơ, tinh khôi, mỏng manh, non nớt nhất đều là những từ dành để nói về trẻ em. Trẻ cần phải được bảo vệ, che chở, học hành, vui chơi, phát triển một cách toàn diện. Vậy sao người lớn – những người hoàn toàn có đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình, lại đang làm gì với các em (những đứa bé vô tội)?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bạo hành ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ. Sống trong môi trường không lành mạnh khiến nhiều trẻ có suy nghĩ lệch lạc, mặc cảm, không tự tin vào bản thân, nhìn tương lai bằng đôi mắt màu xám. Những đứa bé không tôn trọng người khác cũng như không tôn trọng bản thân mình, rất dễ đánh mất tương lai. Một thực tế cho thấy, tỷ lệ dân số bị thiểu năng trí tuệ và thể lực chiếm tới khoảng 1,5 % và con số này vẫn tiếp tục tăng lên.

Đó là một sự đe dọa cho tương lai của nước nhà. Tre già, măng mọc là một điều tất yếu của lịch sử phát triển. Thế hệ sau sẽ thay thế cho thế hệ đi trước và sự thay thế đó tạo ra sự phát triển hay tụt lùi đi trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ của hiện tại.

Bởi vậy, muốn có một đất nước phát triển, bắt kịp xu thế của thời đại thì công việc của toàn xã hội cần làm hơn hết là bảo vệ thế hệ trẻ- trẻ em- mầm măng tương lai của đất nước.

CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ