Ăn gì khi bị hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh đường ruột phổ biển ở Việt Nam và trên thế giới

Infographic: Lối đi nào cho người mắc hội chứng ruột kích thích?

Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích ngày càng gia tăng

Bí quyết phòng ngừa bùng phát hội chứng ruột kích thích

"Soi" biểu hiện hội chứng ruột kích thích

Bạn biết gì về hội chứng ruột kích thích

Thảo dược "trị" IBS

Trong quá trình điều chỉnh chế độ ăn người bệnh nên để ý theo dõi các loại thức ăn từng ngày ảnh hưởng triệu chứng thế nào. Người bệnh có thể sử dụng nhật ký để ghi nhận mối liên quan giữa từng loại thức ăn và triệu chứng bệnh để trao đổi với bác sỹ. Chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện tình trạng bệnh và đưa cân nặng của người bệnh trở về mức bình thường. Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng đối với những đối tượng bị bệnh này.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày: Đây là một cách điều trị rất quan trọng. Chế độ ăn nhiều chất xơ, là bước đầu tiên điều trị táo bón và giảm đau cho người bệnh. Khi mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh nên kiêng những thức ăn không thích hợp như tôm, cua, cá, những thức ăn khó tiêu sinh hơi nhiều như khoai lang, khoai mì, kiêng các thức ăn gây kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các thức gia vị như hạt tiêu, ớt… các thức ăn có đường lactose. 

Người bệnh phải nhai kỹ khi ăn và không nên ăn nhiều quá cùng một lúc. Ăn chậm nhai kỹ có tác dụng hạn chế nuốt khí vào trong dạ dày nên giảm triệu chứng trướng hơi. Đồng thời nó còn làm giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích co bóp của đại tràng nên giảm số lần đi ngoài và giảm đau.

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên có chế độ ăn phù hợp

Những thực phẩm nên hạn chế

Chất béo động vật: Những thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn gây đau hay làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu vùng bụng. Người bệnh nên tránh sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật, thay bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. Đối với các loại chế biến sẵn như xúc xích, pa tê, thực phẩm nhiều chất béo như bánh quy, phomai người bệnh cũng cần phải tránh xa.

Đường: Đường có thể gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh nên tránh các loại mứt, si rô, bánh kẹo và trái cây hoặc nước trái cây có đường.

Sản phẩm sữa: Nhiều bệnh nhân có kèm chứng bất dung nạp Lactose nên việc giảm sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa. Một số sản phấm sữa có thế gây khó tiêu cho người sử dụng. Sữa, bánh kem và kem chứa các loại đường tự nhiên, trong quá trình tiêu hóa có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón nên người bệnh cần phải tránh xa.

Một số loại rau: Chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm triệu chứng trên một số người nhưng đối với một số người bệnh thì nó lại trở nên xấu hơn. Theo khuyến cáo thì hàm lượng chất xơ với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích khoảng 20 - 30 gram/bữa là hợp lý.

Một số loại thực phẩm có thể gây ra triệu chứng đầy hơi cho người bệnh

Một số loại rau như rau cải xanh, cải bắp và hành có thể gây ra triệu chứng đầy hơi. Đối với những người bị đầy bụng và sinh hơi thì cần giảm các thực phẩm gây nên tình trạng sinh hơi như đậu, cải bắp, bông cải, hành, tỏi, trái cây, chuối và một số loại hạt.

Hoa quả nhiều acid: Chanh, cam, quýt và một số loại hoa quả khác chứa nhiều acid có thể gây ra hoặc tăng nặng các biểu hiện của bệnh.

Các chất kích thích: Rượu, cà phê, nước uống có ga, các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu có thể kích thích lớp niêm mạc ruột, gây ra các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy.

Bữa ăn thịnh soạn: Những bữa ăn quá nhiều chất dinh dưỡng gây khó tiêu, khiến hệ tiêu hóa trở nên quá tải, gây ra đau bụng và tiêu chảy. Người bệnh cần tránh các bữa ăn nhiều chất, thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn, ăn làm nhiều bữa hơn trong ngày.

Những thực phẩm gây dị ứng: Một số người có tiền sử gia đình hoặc bản thân dị ứng cần chủ động tránh những thực phẩm này. Người bệnh có thể nhận biết những thực phẩm mình bị dị ứng qua các lần bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài sau khi ăn trước đó.

Người bệnh cần tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng

Ngoài những thực phẩm cần hạn chế trên bác sỹ cũng khuyến khích bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn canh lá vông, uống chè tâm sen để an thần. Đây là phương pháp rất có ích trong trị liệu hội chứng này. Người bệnh có thể sử dụng thuốc (Anticholinergic) để giảm sự lưu thông nhanh của thức ăn trong lòng ruột, kháng sinh chống các tác nhân tiêu chảy trong lòng ruột… do bác sỹ chỉ định. Stress và tác động tâm lý ảnh hưởng đến bệnh này do đó điều chỉnh tâm lý được coi như là biện pháp quan trọng trong việc hỗ trợ quan trọng.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên luyện tập thói quen đi ngoài dù là táo bón hay tiêu chảy. Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng, cần xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài. Nếu đi ngoài phân lỏng nhiều lần, cần phải tập đi ít bằng cách cố nhịn. Người bệnh cần kiên trì tập luyện để có hiệu quả tốt. 

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý phổ biến trên thế giới, ước tính có khoảng 20% dân số bị hội chứng này. Tại Việt Nam, 30 - 40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích. Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam; bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên. Người dễ mắc là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý... Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chi phí điều trị rất tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế. Đến nay, cơ chế gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng.
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa