Thứ trưởng Bộ Y tế: Hàng giả, hàng kém chất lượng lĩnh vực y tế đang tăng mạnh

Xe khách chở lượng lớn thiết bị y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ bị bắt giữ ngày 22/6

Giám đốc "Dược Bảo Khang" bị bắt vì buôn hàng giả

Bộ Y tế: Giám sát chặt hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế

Nóng bỏng thực phẩm chức năng giả, nhái tại địa bàn TP.HCM

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Tọa đàm về Công tác chống hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được diễn ra tại Hội An (Quảng Nam) vào ngày 26/5 vừa qua. Tọa đàm với mục đích thảo luận và đưa ra các giải pháp cho những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho hay, tình hình hành giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế đang có chiều hướng gia tăng kể cả về quy mô và số lượng với tổ chức, hình thức ngày càng tinh vi hơn. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sản xuất kinh doanh, sự cạnh tranh lành mạnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Kiên quyết đấu tranh với những hành vi trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, Chỉ thị, nhất là Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Nhằm triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Y tế cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với Chi cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành liên quan tập trung nguồn lực để triển khai công tác phòng chống hàng lậu, hàng giả trong lĩnh vực y tế.

Theo các đại biểu tham gia tọa đàm, việc tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp triển khai công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại có vai trò hết sức quan trọng và đã thu được nhiều kết quả đáng khả quan. Nhất là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Văn phòng Thường trực 389 Quốc gia và Công an Quận 7 (TP.HCM) trong vụ phá đường dây buôn lậu TPCN và mỹ phẩm giả có quy mô lớn liên địa phương. Trong đó, Văn phòng Thường trực 389 Quốc gia, cơ quan Công an, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường và các cơ quan thông tấn báo chí đã cùng Bộ Y tế kiên quyết đấu tranh với tệ nạn này.

"Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống lại vấn nạn hàng giả. Các bộ, ban, ngành cần nhận thức rõ những nguy hại của vấn đề hàng giả, hàng lậu đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó phải đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả các giải pháp", Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn chỉ đạo.

Thực tiễn, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng vừa qua cho thấy không thể một bộ hay một ngành, cá nhân, doanh nghiệp nào có thể triển khai một cách hiệu quả mà cần có sự phối hợp của toàn xã hội, đặc biệt người tiêu dùng và chính bản thân doanh nghiệp. Người tiêu dùng cần đề cao cảnh giác, tìm hiểu rõ thông tin và nguồn gốc trước khi mua sản phẩm, đồng thời báo ngay cơ quan chức năng, doanh nghiệp khi có nghi vấn về hàng hóa. Còn đối với các doanh nghiệp, cần mạnh dạn báo cơ quan quản lý nhà nước về hiện tượng hàng nhái, hàng giả, phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin để xác nhận, nhận dạng hàng nhái, hàng giả và hàng thật.

Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý