Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Hạ sốt an toàn không cần thuốc

Hạ sốt, giảm viêm họng, viêm đường hô hấp trên không cần kháng sinh

Viêm đường hô hấp trên: Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh thế nào?

Kháng sinh "bó tay" với viêm đường hô hấp trên do virus

Nguy cơ lây lan virus gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Chữa ho khan cho trẻ không cần thuốc kháng sinh

Là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường như: Virus, vi khuẩn, khói bụi, ô nhiễm…  đều do đường hô hấp trên gánh chịu. Bởi thế, nếu xét về tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thì tỷ lệ bệnh mắc đường hô hấp trên chiếm phần lớn so với tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp khác.

Viêm đường hô hấp trên là một chứng bệnh thường gặp hàng năm, đặc biệt vào mùa lạnh, hanh khô, thời điểm giao mùa và dễ tái phát nhiều lần. Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm xoang... đều do virus gây ra và chỉ kéo dài 3 - 5 ngày là tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Để đề phòng những tác dụng phụ nghiêm trọng mà thuốc kháng sinh có thể gây ra cho trẻ và những biến chứng xuống đường hô hấp dưới (gây viêm phổi, viêm phế quản…), các mẹ luôn phải chú ý chăm sóc, theo dõi và ứng phó kịp thời bệnh tình của trẻ.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm viêm đường hô hấp trên mà chỉ có thể điều trị từng triệu chứng, đặc biệt là xử trí khi trẻ bị sốt.

Thông thường, khi muốn biết trẻ bị sốt hay không, mẹ hay dùng bàn tay để sờ lên trán trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không chính xác lắm vì thân nhiệt của mẹ cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới trẻ. Mẹ hãy dùng nhiệt kế để biết chính xác bé sốt bao nhiêu độ. Có thể cho nhiệt kế vào khóe miệng, hậu môn hoặc kẹp nách. Nếu cặp nhiệt độ ở nách thì nên cộng thêm 1/2 độ.

Nếu thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 độ C và đặc biệt là có khó thở thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời đề phòng trẻ bị viêm phổi cấp tính. Nếu chưa thể cho trẻ đi bệnh viện ngay được, hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi cho thoáng mát. Mẹ hãy lau người bé bằng khăn mát (nhiệt độ khăn mát thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ C), lau ở trán, nách, bẹn (2 - 3 giờ lau một lần) hoặc đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn. Không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ sốt cho trẻ.

Nên cho trẻ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên càng tốt.

Mẹ cũng có thể cho trẻ uống dung dịch oresol bù lượng nước, muối, đường đã mất.

Tham khảo cách sử dụng oresol tại đây.

Đọc thêm về cách hạ sốt cho trẻ tại đây.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp