Góc nhìn khoa học: Thực phẩm giàu dinh dưỡng là gì?

Thực phẩm có giàu dinh dưỡng như bạn tưởng?

5 dấu hiệu bạn nên ngừng chế độ ăn thuần chay, thực dưỡng

Bắt trẻ ăn thuần chay - sai lầm hối không kịp của cha mẹ

Chế độ ăn thuần chay: Lợi và hại song hành

Lý giải khoa học: Ăn thuần chay (Vegan) giúp giảm cân?

Thực phẩm giàu dinh dưỡng là gì?

Có nhiều cách mà các chuyên gia y tế mô tả ý tưởng ăn một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ví dụ, TS. Joel Fuhrman, tác giả của cuốn sách Eat to Live (Tạm dịch: Ăn để sống), đã đặt ra thuật ngữ “nutritarian” để mô tả một người lựa chọn thực phẩm dựa trên lượng vi chất dinh dưỡng/hàm lượng calorie. Nói cách khác, một nutritarian không cần phải đong đếm calorie, mà chỉ ăn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc kiên trì với một chế độ ăn uống thực phẩm tươi sống.

Theo TS. Fuhrman, sức khoẻ của bạn được tiên đoán bởi lượng chất dinh dưỡng chia cho lượng calorie đã tiêu thụ. Ông cho rằng nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Thực phẩm nào tốt cho sức khỏe?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, thực phẩm giàu dinh dưỡng (nutrient-dense foods) là thực phẩm cung cấp lượng chất dinh dưỡng cao nhưng có ít calorie.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng là thực phẩm chưa qua chế biến, không chứa các chất hóa học, nhân tạo hay các thành phần tổng hơp. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong loại thực phẩm này hoàn toàn lành mạnh, toàn phần, bao gồm các vi chất dinh dưỡng như vitamin thiết yếu, khoáng vi lượng và chất điện giải. Chúng cũng chứa carbohydrates (cả loại đơn và phức tạp), protein (acid amin) và các loại chất béo lành mạnh khác nhau.

Chuyên gia dinh dưỡng Michael Pollan chỉ ra rằng có 80.000 thực phẩm từ thực vật có thể ăn được, khoảng 3.000 trong số đó đang được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn uống thông thường của con người. Có hơn 60% lượng calorie tiêu thụ trên toàn thế giới tới từ 4 loại cây công nghiệp là ngô, gạo, đậu nành và lúa mì. Đây là một vấn đề nhức nhối vì nó đồng nghĩa với việc mọi người đang tiêu thụ nhiều calorie mỗi ngày từ những thực phẩm ít cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi. Mặc dù một số loại cây trồng chủ yếu có thể cung cấp một số vitamin, khoáng chất hoặc chất xơ (ví dụ như khoai tây hoặc cơm), nhưng chúng không cung cấp nhiều dưỡng chất như nutrient-dense foods.

Vấn đề thoái hóa dinh dưỡng

Có một thực tế là, rất nhiều người không ăn đầy đủ lượng rau củ quả cần thiết mỗi ngày, nhưng ngay cả những người đã ăn rau củ quả rất nhiều cũng khó có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà họ mong đợi. Sự thoái hóa chất dinh dưỡng là sự hao hụt vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm do các yếu tố như: Đất, quá trình canh tác, quá trình thu hái - sơ chế - chế biến thực phẩm, vận chuyển và bảo quản thựuc phẩm…

Tác động của con người khiến cho dinh dưỡng trong thực phẩm bị sụt giảm

Năm 2002, một phân tích về các sản phẩm được bán trong siêu thị ở Canada do The Globe and MailCTV News tiến hành cho thấy: Lượng chất dinh dưỡng đã giảm đáng kể trong rau củ quả trong suốt một thế hệ. ( 4 )

So sánh sự thay đổi mức độ dinh dưỡng trong khoảng thời gian 50 năm, các nhà phân tích thấy rằng khoai tây bán trong siêu thị đã mất:

- 100% hàm lượng vitamin A

- 57% hàm lượng vitamin C và sắt

- 50% hàm lượng riboflavin

- 28% hàm lượng calci

- 18% hàm lượng thiamine

Trong một số nghiên cứu, bông cải xanh bán tại thời điểm hiện tại có thể giảm khoảng 63% hàm lượng calci và 34% hàm lượng sắt so với loại bông cải xanh của các thế kỷ trước.

Nhà khoa học về nông nghiệp Phil Warman cho rằng, các phương pháp canh tác hiện đại và sự chi phối của thị trường chính là nguyên do chủ yếu gây ra sự thoái hóa dinh dưỡng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng