Giữ ấm cho người già, không nên lơ là!

Trời lạnh, người già cần giữ ấm để không đổ bệnh

Giảm cân và giữ ấm mùa đông với 500 đồng!

Bí quyết giúp người già khỏe – đẹp

Yêu thương: "Thuốc trường sinh" cho người già!

Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi – Phải làm sao?

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa đông

Cách phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi

Mặc nhiều quần áo: Quá sai lầm

Theo bác sỹ Đào Bá Vy - Nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện 354 cho rằng: "Việc người già sợ lạnh và lười vận động như một cái vòng luẩn quẩn. Càng sợ lạnh thì người già càng có xu hướng mặc nhiều quần áo, thậm chí nằm trên giường đắp chăn. Đây là biện pháp sai lầm bởi mặc nhiều quần áo sẽ làm cơ thể toát nhiều mồ hôi, mồ hôi sẽ thấm ngược lại cơ thể gây cảm lạnh. Hơn nữa, nếu mặc quần áo quá nhiều, quá nặng, có thể xảy ra những tai nạn không mong muốn như trượt chân ngã".

Mùa đông người già thường lười vận vận động vì nghĩ rằng ra gió sẽ lạnh hơn. Đây là quan điểm sai làm. Lười vận động khiến người già cảm thấy lạnh hơn, bởi máu lưu thông kém, các mạch máu dẫn đến những mao mạch dưới da hoạt động yếu nên chậm đưa máu nóng từ tim đến các vùng ngoại biên.

Mặc nhiều quần áo khiến người già vận động khó khăn

Một thực tế nữa là người già thường hay đau mỏi người, nhất là trong thời tiết mùa đông giá lạnh. Nguyên nhân cũng vì mặc quá nhiều quần áo nên cử động khó khăn. Hơn nữa, việc lười vận động cũng góp phần làm cho cơ, xương, khớp "chây ì", không được luyện tập, kéo dãn thường xuyên khiến các khớp kém linh hoạt, kém dẻo dai, dễ bị đau cơ và dây chằng, chuột rút...

Cần giữ phòng ấm, nhưng thông thoáng

Nhiều người có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà, càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên nếu chúng ta đóng kín, phòng sẽ bí bức, ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy chúng ta cần đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp khoảng 28 độ C, thông thoáng nhưng cũng tránh gió lùa.

Ngoài ra, nhiều gia đình sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông. Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa hay quạt sưởi để giữ ấm chỉ nên sử dụng khi quá lạnh. Còn thời tiết chỉ ở mức lạnh bình thường chúng ta không nên lạm dụng sử dụng đều hòa và máy sưởi để giữ ấm vì sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở người già.

Không nên lạm dụng điều hòa và máy sưởi để giữ ấm

Việc sử dụng máy điều hoà và máy sưởi quá nhiều trong thời tiết lạnh cũng khiến sức đề kháng của người già suy giảm, cơ thể sẽ chịu lạnh kém và dễ nhiễm lạnh hơn. Khi đang ngồi trong phòng điều hòa nếu ra ngoài đột ngột mà không mặc đủ ấm thì người già rất dễ bị sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ.

Bác sỹ John Scurr - chuyên gia phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Đại học London (Anh), cho rằng: "Nhiệt độ quá lạnh đột ngột có thể gây co mạch, dẫn đến đột quỵ, nhẹ hơn có thể gây ra bệnh tê buốt ngón tay, ngón chân, chóp mũi, tai... bởi các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị hẹp, tạm thời co thắt, hạn chế lưu thông máu đến các đầu mút cơ thể".

Bác sỹ John cũng khuyến cáo: "Để tránh sự thay đổi đột ngột thì nên giữ mức chênh lệch nhiệt độ so với bên ngoài khoảng từ 8 - 10 độ là vừa. Đối với người già, khi từ trong phòng bước ra ngoài cần chú ý có khoảng chờ nhiệt độ để cơ thể thích nghi dần, nên mặc ấm, đi tất, giầy, găng tay, che kín đầu, mặt với khăn mũ cẩn thận".

Ăn uống và tập luyện điều độ

Nhiều người già thường ngại uống nước, ít ăn hoa quả vào mùa đông vì sợ lạnh, nhưng lại tăng cường ăn nhiều dầu mỡ để giữ ấm cơ thể. Theo bác sỹ Đào Bá Vy, đây là những quan điểm hoàn toàn sai lầm. Mùa đông thì cơ thể tiết ra ít mồ hôi hơn nên dường như không cảm thấy khát, nhưng nước lại có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

Ngoài chế độ ăn uống người già cũng nên tập luyện điều độ

Vào mùa đông người già nên uống nước ấm, vừa giúp giữ nhiệt vừa giúp tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể. Các đồ uống thảo dược như trà gừng sẽ là gợi ý tốt cho người cao tuổi. Tương tự, rau, hoa quả với hàm lượng vitamin lớn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại giá lạnh. Vì vậy, đừng quên rau, hoa quả trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Đối với người già, việc bổ sung thực phẩm hằng ngày vào mùa đông cũng cần chú ý. Không nên ăn nhiều dầu mỡ để giữ ấm, bởi thực chất lượng mỡ tích tụ do ăn uống quá mức đồ ăn nhiều chất béo chỉ là các mô mỡ trắng, trong khi để giữ ấm cơ thể là vai trò của mỡ nâu, vốn chỉ có do di truyền. Thực chất phải tăng cường hàm lượng protein mới giúp giữ ấm cơ thể một cách đáng kể.

Bác sỹ Nguyễn Trung Anh - Viện Lão khoa Trung ương cho biết: "Nguyên nhân gia tăng số người cao tuổi nhập viện là do gió mùa đông bắc tràn về khiến nhiệt độ hạ xuống, độ ẩm không khí cao hơn. Các đợt gió lạnh này kích thích vào hệ thần kinh trung ương, làm tăng co mạch, từ đó, dẫn đến dễ bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đau các khớp xương... "

Để người già có thể chủ động phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, bác sỹ Nguyễn Trung Anh đưa ra 3 khuyến cáo sau:

- Phải mặc đủ ấm khi trời lạnh; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (tốt nhất người già nên ăn bữa ăn nhỏ, khối lượng thức ăn ít nhưng đủ năng lượng, dễ tiêu hoá). 

- Với bệnh nhân có tiền sử bệnh (có bệnh mạn tính), phải chú ý uống thuốc đầy đủ, không được bỏ liều. Nên chủ động đo, khám sức khoẻ tại nhà như sử dụng máy đo huyết áp, hay đi khám sức khoẻ định kỳ sáu tháng một lần tại các cơ sở y tế. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ phải đi khám ngay để kịp thời điều trị.

- Trong những ngày trời rét đậm, nếu người già có triệu chứng như tê bì chân tay, nói ngọng, yếu, cần phải được gia đình đưa đi khám ngay để tránh bệnh diễn biến nặng, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già