Trẻ em cũng mất ngủ như ai

Thuốc dùng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gây ra chứng mất ngủ

Infographic: Làm đẹp ngay cả trong khi ngủ

Thiệt mạng vì... mất ngủ

Mất ngủ làm tăng nguy cơ chết sớm cho nam giới?

Các bước "vệ sinh giấc ngủ"

Mất ngủ ngắn hạn có thể xảy ra trong một vài ngày đến vài tuần và nguyên nhân thường là các yếu tố dễ dàng khắc phục được như: Mất ngủ vì bệnh tật, dùng thuốc kháng sinh, thời tiết nóng nực...

Mất ngủ dài hạn xảy ra ba lần/tuần trong một tháng hoặc lâu hơn và nguyên nhân có thể bởi các yếu tố mà bạn sẽ không tự giải quyết được như: Trầm cảm, lo âu, đau xương khớp, đau đầu và các bệnh lý khác. Đôi khi, mất ngủ có thể vì không lý do rõ ràng nào.

Các triệu chứng của mất ngủ ở trẻ em: Khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng; Buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật trên lớp học; Căng thẳng, lo lắng vô cớ; Tâm tính thay đổi, dễ bị kích thích, hay phiền muộn, giảm khả năng tập trung...

Nguyên nhân mất ngủ

Stress: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ em cũng giống như người lớn đều có thể bị stress. Trẻ em thường sợ bóng tối, khi ngủ hay gặp ác mộng nên giật mình tỉnh giấc và mất ngủ. Bên cạnh đó, trường học, cuộc sống gia đình và bạn bè cũng có thể tạo nên những áp lực cho trẻ. Nỗi sợ hãi, lo lắng ở trẻ còn nặng nề hơn ở người lớn, suy nghĩ quá mức về các vấn đề như gia đình đổ vỡ, chuyển sang môi trường mới, bệnh tật, sự chật chội, thú cưng qua đời, người lớn quát mắng hay bị đói bụng... đều khiến trẻ không thể ngủ ngon giấc. Đôi khi, nguyên nhân có thể là trẻ bị bắt nạt bởi một ai đó (bạn bè, anh chị em...).

Gia đình không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm sinh lý trẻ

Sử dụng caffeine hoặc các chất kích thích: Một số loại soda và nước tăng lực mà trẻ hay uống đều có caffeine. Uống nhiều những thứ này sẽ khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái thừa năng lượng và không thể ngủ yên, thậm chí còn phá phách vào buổi đêm.

Tác dụng phụ của một số thuốc: Thuốc dùng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, thuốc chống trầm cảm, corticosteroid và thuốc chống co giật có thể gây ra chứng mất ngủ.

Các bệnh lý khác: Trẻ bị các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, đau cơ và bệnh rối loạn tuyến giáp rất khó nắm bắt được giấc ngủ. Vì những bệnh này hay biểu hiện về đêm và làm trẻ thức giấc. Chứng ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân tay bồn chồn, các bệnh do rối loạn phát triển thần kinh (tự kỷ, chậm phát triển tâm thần hội chứng Asperger) cũng có thể là một nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Cuối cùng, tình trạng tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Các yếu tố môi trường: Tiếng ồn, quá nóng hay quá lạnh, ánh sáng mạnh khi ngủ có thể gây trở ngại cho giấc ngủ.

Ngoài ra, mất ngủ ở trẻ em có thể là do thiếu dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, nôn ói, chậm lớn và suy dinh dưỡng.

Điều trị mất ngủ ở trẻ em như thế nào?

 Hãy khuyên dạy trẻ có những thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt:

- Giường chỉ là nơi nghỉ ngơi, không phải là nơi đọc sách, đọc truyện, làm bài tập ở nhà hay xem TV, chơi game.

Giường chỉ nên là nơi để ngủ, không phải chơi đùa hay học tập

- Ngủ và thức đúng giờ, kể cả ngày cuối tuần và ngày lễ. Trung bình, trẻ cần ngủ 9 - 11 tiếng cho mỗi đêm, tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn:

Trẻ từ 4 - 11 tháng: 12 - 15 tiếng

Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 11 - 14 tiếng

Trẻ mẫu giáo (3 - 5 tuổi): 10 - 13 tiếng

Trẻ tiểu học (6 - 13 tuổi): 9 - 11 tiếng

Thiếu niên (14 - 17 tuổi): 8 - 10 tiếng

Thanh niên (18 - 25 tuổi): 7 - 9 tiếng

- Tránh xa các sản phẩm có chứa caffeine từ 4 - 6 tiếng trước khi đi ngủ. Các sản phẩm chứa caffeine bao gồm: Cà phê, trà, soda, coca cola, nước tăng lực, chocolate...

- Khuyên trẻ không nên hút thuốc lá, thức uống có cồn.

- Không nên xem TV, chơi game, làm bài tập khó, lướt web... sát giờ ngủ.

- Duy trì một phòng ngủ yên tĩnh và tối (có thể dùng đèn ngủ ánh sáng yếu cho những trẻ sợ bóng tối).

- Tránh tranh luận hay thảo luận các vấn đề gây lo âu trước khi đi ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ của trẻ trầm trọng hơn, các phụ huynh tuyệt đối không được sử dụng thuốc an thần. Thuốc an thần được FDA Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng mà chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng. Thay vào đó, trà thảo mộc, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung melatonin và các sản phẩm thảo dược có thể được xem xét để vỗ về giấc ngủ cho con bạn.

GOLDREAM với chiết xuất từ những loại thảo dược tự nhiên là nữ lang, bình vôi, lá sen... dùng cho người bị mất ngủ kinh niên, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh, người làm việc căng thẳng bị thiếu ngủ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt thiếu khoa học dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc và mất ngủ. Đặc biệt sản phẩm GOLDREAM giúp tìm lại giấc ngủ ngon và an toàn cho trẻ.

Thanh Hà H+

GOLDREAM giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.


** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ