Giải mã bí ẩn giác quan thứ 6

Điện từ sinh học từ não người này lan truyền đến bộ não người khác

Kiểm soát giấc mơ: Dấu hiệu của não bộ khoẻ mạnh!

Đức Tuấn: "Mở tất cả giác quan để tiếp nhận thế giới này"

Giúp bé phát triển 5 giác quan từ giai đoạn sơ sinh

Bí ẩn của những giấc ngủ với cơ thể người

Infographic: Bộ não - Bí ẩn trung tâm điều khiển của con người

Năm 1920, lần đầu tiên khái niệm giác quan thứ 6 đã được nhà khoa học Rudolf Tischner, người Đức xây dựng và phát triển, để ám chỉ năng lực tri nhận thông tin thông qua một loại giác quan nằm ngoài 5 giác quan cơ bản của con người (vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác). Năng lực của giác quan thứ 6 được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ.

Tiến sỹ Gary Klein - tác giả của cuốn sách “Trực giác hoạt động” cũng cho rằng, cái mà người ta thường gọi là khả  năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người. Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như y tá cấp cứu, lính trận, lính cứu hỏa… thường thấy xuất hiện giác quan thứ 6. Họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi họ không thể chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức.

Trong lịch sử, đã có nhiều minh chứng khẳng định sự tồn tại của giác quan thứ 6.

- Nhà bác học Mendeleev (1834 – 1907) đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học sau khi nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn.

- Viện sỹ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng lakutsk, viện sỹ Muratov (1908 – 1983) đã tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Xiberi, đều do linh tính mách bảo.

- Một số người nổi tiếng cũng nhờ giác quan thứ 6 mà thoát chết, như nhà chính trị người Anh Churchchill (1874 – 1965) được giải thưởng Nobel văn học năm 1953, hai lần làm Thủ tướng Anh. Churchchill thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức là do linh tính mách bảo. Năm 1944, ông vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Churchchill không chịu vào xe và chạy vòng ra phía sau. Ngay lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ ông vừa đứng. Trong tập hồi ký, Churchchill đã viết: “Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng”.

Nhà chính trị người Anh Churchchill nhờ giác quan thứ 6 mà thoát chết

Giác quan thứ 6 là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó, hay là thuộc tính tự nhiên của con người?

Wolfgang Metzger – nhà khoa học người Đức đã phát minh ra thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu về khả năng ngoại cảm, giác quan thứ 6 của con người. Ở thí nghiệm Ganzfeld, một người được đưa vào trong các căn phòng riêng, nằm trên một chiếc giường trong khoảng nửa giờ. Đôi mắt của người tham gia sẽ bị bịt kín bằng hai quả bóng bàn, ánh đèn màu đỏ sẽ bao trùm cả căn phòng, tiếng ồn, nhạc to và những âm thanh rè rè sẽ được phát ra. Lúc này, trong phòng bên cạnh, một người khác sẽ xem bức tranh hay ghi nhớ một thông điệp nào đó. Sau đó, người này sẽ cố gắng dùng ý nghĩ để gửi thông tin đến người đang bị tê liệt các giác quan trong phòng bên kia. Người được gửi thông điệp sau đó sẽ mô tả lại những gì mà anh ta cảm thấy.

Kết quả là: 25% người tham gia thí nghiệm đã trả lời đúng về thông tin họ nhận được trong điều kiện các giác quan cơ bản gần như bị tê liệt.

Thí nghiệm này được liên tục thực hiện từ năm 1970 cho đến năm 2010, trên một số lượng đông đảo người tình nguyện. Kết quả nhận được đều tương tự. Các thí nghiệm này đã chứng minh khả năng thần giao cách cảm của con người là có tồn tại ở mức độ nhất định. Đây chính là khả năng của con người có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng giác quan thứ 6.

Thí nghiệm Ganzfeld khẳng định khả năng thần giao cách cảm của con người là có tồn tại ở mức độ nhất định

Điều này được lý giải, khi rơi vào trạng thái tê liệt tất cả các giác quan, con người sẽ vô cùng căng thẳng. Các hormone adrenaline và noradrenaline được tiết ra làm tăng nhịp tim và lượng đường huyết, khiến tinh thần bị khủng hoảng nặng nề, nhưng lại có thể nhận được các tín hiệu thần kinh siêu nhỏ từ người khác. Tín hiệu thần kinh này chính là điện từ sinh học. Các tín hiệu điện từ sinh học có thể tách khỏi nhiễu và lan truyền tương tự sóng phát thanh, bộ não con người có thể giải mã được các tín hiệu đó. 

Linh tính có thể mách nước cho những ý tưởng thiên tài và trợ giúp có hiệu quả việc lựa chọn những quyết định hợp lý. Nhưng, sẽ là sai lầm nếu chỉ dựa vào những lời mách nước của “nội tâm”, sẽ tốt hơn khi vừa dùng linh tính, vừa sử dụng tư duy để phân tích. Giác quan thứ 6 được dựa trên 2 yếu tố linh tính và tư duy phân tích của con người. 
An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức