Ghép tủy không chữa khỏi ung thư vú

Ghép tủy chữa được ung thư vú là quan niệm sai lầm (Ảnh minh họa)

Tránh mãn kinh sớm sau khi điều trị ung thư vú

Những mẫu phụ nữ dễ bị ung thư vú

Đột biến gene BRCA1 và 2 gây ra ung thư vú

​Cảnh giác với ung thư vú ở nam giới

Ung thư vú và chế độ ăn uống phù hợp

Không hoàn toàn chữa khỏi được bệnh

Theo TS. Nguyễn Đình Tùng, ghép tủy (còn gọi là ghép tế bào gốc tạo máu tự thân) là phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng trong ngành huyết học và ung thư học. Tế bào gốc tạo máu tự thân là những tế bào có trong tủy xương và trong máu của chính bệnh nhân. Bản chất của phương pháp điều trị này là sử dụng một lượng tế bào gốc tạo máu tự thân thích hợp giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy tủy không hồi phục khi điều trị ung thư vú bằng hóa trị liều cao.

Nói chính xác thì hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là một công đoạn của quy trình điều trị đa mô thức trên bệnh nhân ung thư vú bao gồm cả phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liều cao, điều trị đích và nội tiết, miễn dịch. TS. Tùng nhấn mạnh, bản thân tế bào gốc tạo máu tự thân giúp cơ thể tạo ra những tế bào máu bình thường nhưng không thể tiêu diệt được tế bào ung thư vú.

Do đó, thành công của phương pháp này thực chất là thành công về phương diện ghép tủy khi các chỉ số trong máu trở về bình thường. Đây là thành công của một công đoạn trong quy trình điều trị ung thư vú, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư chứ không phải hoàn toàn chữa khỏi bệnh.

“Những ai có kiến thức về ung thư đều hiểu rằng, thật nông nổi nếu cho rằng chữa lành ung thư vú chỉ đơn thuần bằng việc ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Nếu bất cứ bệnh nhân ung thư vú nào được ghép tủy, các xét nghiệm máu trở về bình thường mà tuyên bố đã chữa lành ung thư vú thì sẽ không có ai tử vong vì căn bệnh ung thư này. Đó là chưa kể những rủi ro có thể xảy ra với phương pháp ghép tủy là suy gan, suy thận, viêm phổi... thậm chí tử vong”, TS. Nguyễn Đình Tùng chia sẻ.

 Tế bào gốc tạo máu tự thân không thể tiêu diệt được tế bào ung thư vú

Có thể tái phát, di căn sau hóa trị và ghép tủy

Về nguyên tắc, bệnh nhân ổn định sau ghép tủy sẽ được kiểm tra lại xem tế bào ung thư còn lưu trong máu không bằng một hệ thống labo sinh học phân tử nhưng Việt Nam chưa trang bị được thiết bị này. Bệnh nhân sau ghép cũng được theo dõi và đánh giá thời gian sống thêm không tái phát di căn 5 năm, 10 năm mới được xem là khỏi bệnh.

Đặc biệt, ông cho hay, tái phát và di căn sau hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn so với những bệnh nhân không được ghép tủy. Những bệnh nhân sau ghép vẫn tiếp tục theo lịch hẹn của bác sỹ, tiếp tục điều trị nội tiết, điều trị thuốc chống di căn xương... nếu có chỉ định. Nếu bệnh nhân xuất hiện tái phát di căn trở lại thì tùy theo thể trạng và mức độ tổn thương để chọn ra những phác đồ hóa chất, xạ trị hoặc nội tiết thích hợp cho người bệnh.

Theo TS. Tùng, chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng bệnh nhân có thể được điều trị với phương pháp này là do sử dụng kinh phí nghiên cứu, bảo hiểm y tế chỉ chi trả đối với các công đoạn điều trị chuẩn như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liều chuẩn, nội tiết và 50% chi phí điều trị đích nhưng không chi trả chi phí cho hóa trị liều cao, huy động tế bào gốc tạo máu và ghép tủy.

Bệnh viện Trung ương Huế là trung tâm y tế đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng điều trị hai loại ung thư bằng phương pháp này. Đối tượng được chọn ghép tế bào gốc là những bệnh nhân ung thư (vú và buồng trứng) giai đoạn nặng, hoặc bất kỳ giai đoạn nào nhưng đã xuất hiện di căn. Bệnh nhân trải qua điều trị ban đầu bằng phẫu thuật, xạ trị, không mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường và các bệnh về máu và bệnh nhân tự nguyện tham gia.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư