Các chỉ số đường huyết người đái tháo đường buộc phải biết

Để kiểm soát đái tháo đường, người bệnh cần hiểu rõ chỉ số đường huyết

Người béo phì mắc đái tháo đường type 2 dễ bị ung thư gan

Đi bộ sau ăn giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết

Điều trị insulin trong đái tháo đường: Sai 1 ly đi cả ngàn dặm!

Đái tháo đường bị nhiễm trùng chân: 11 cách bảo vệ chân hiệu quả

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn. Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: Thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Với bệnh nhân đái tháo đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với đái tháo đường type 2.

Các phương pháp chính để chẩn đoán bệnh đái tháo đường:

- Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FGT): Đo lượng glucose trong máu sau một khoảng thời gian nhịn đói (ít nhất 8 giờ).

- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày để đem đi xét nghiệm.

- Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT): Để kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống dung dịch glucose (chứa 75gr glucose). OGTT thường được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc các trường hợp có triệu chứng rõ rệt của bệnh đái tháo đường nhưng các xét nghiệm khác cho kết quả bình thường.

Chỉ số HbA1c – tiêu chuẩn trong chẩn đoán và điều trị đái tháo đường 

Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c làm tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Phương pháp này có ưu điểm hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ít sai số và giúp đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng qua.

HbA1c từ 48 mmol/mol (6,5%) trở lên là ngưỡng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, nếu xét nghiệm cho kết quả nhỏ hơn, người bệnh có thể vẫn phải làm xét nghiệm dung nạp glucose (nhạy hơn HbA1c) nếu có triệu chứng bệnh rõ rệt hoặc có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Ở những người không có triệu chứng của bệnh đái tháo đường, hoặc triệu chứng không đặc hiệu cần xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trước khi có kết luận chính thức.

Chỉ số đường huyết và thang điểm để chẩn đoán đái tháo đường:

Chỉ số đường huyết được đo bằng hai đơn vị là mg/dL (milligrams trên deciliter) và mmol/L (millimoles trên liter).

Các quy đổi đơn vị như sau:

- Từ mg/dL => mmol/L bằng cách chia cho 18. Ví dụ: 100mg/dL = 5.6 mmo/L
- Từ mmol/L => mg/dL bằng cách nhân với 18. Ví dụ: 7mmo/l = 126 mg/dL

Bảng kiểm soát đường huyết

Theo dõi HbA1c như thế nào?

Tất cả bệnh nhân ĐTĐ type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn – 3 tháng/1 lần.

Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

- Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

- Xét nghiệm HbA1c cho thấy bức tranh lớn hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy nhiên cả 2 đều giúp cho bạn và bác sỹ có kế hoạch thay đổi trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như chế độ dùng thuốc thích hợp hơn.

Kiểm soát HbA1c và đường huyết như thế nào là tốt?

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi HbA1c < 6,5% và đường huyết lý tưởng là trở về bình thường. Trong một số trường hợp có thể chấp nhận mức đường huyết lúc đói 150mg%, tránh đường huyết thấp < 60mg% hay bị hạ đường huyết. Tuy nhiên khi cần thiết bạn nên tham vấn bác sỹ.

Làm sao để HbA1c dưới 6.5%?

Giữ đường huyết ổn định trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn, chế độ tập luyện, và dùng thuốc kết hợp với thực phẩm chức năng và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Nên nhớ kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Nhàu, Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn sẽ giúp ổn định chỉ số đường huyết tự nhiên và bền vững, bảo vệ tạng, tránh biến chứng đái tháo đường nhờ tác dụng phục hồi chức năng tuyến tụy, kích thích sản xuất insulin, đồng thời làm giảm đề kháng insulin. Trong đó, đề kháng insulin chính là nguyên nhân khiến đường huyết khó được kiểm soát ở người bệnh đái tháo đường.

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết