Cơ hội mới cho những đứa trẻ mắc chứng rối loạn dưỡng cơ Duchenne

Đường fructose có nhiều trong các loại trái cây

Muốn mắt sáng khỏe: Bổ sung ngay vitamin và khoáng chất

5 cách sử dụng bơ cacao để chăm sóc da hiệu quả

Đái tháo đường type 2: Các dấu hiệu, yếu tố nguy cơ gây bệnh

Mọc mụn ở "cậu nhỏ" là bệnh gì?

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon tin rằng, đường tự nhiên có thể giúp ích cho việc điều trị chứng loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD). Loại đường này có nhiều trong các loại trái cây, rau cải và mật ong. 
Đường thường đươc quy trách nhiệm cho việc gây ra những căn bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid máu... 
Nghiên cứu này được khẳng định sau khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon cùng với một số nhà khoa học trên thế giới cùng nghiên cứu ảnh hưởng của đường fructose lên các oligonucleotides antisense (AO) thì thấy chúng có thể khôi phục lại việc sản xuất một protein thiết yếu giúp giữ cho cơ còn nguyên vẹn. Chứng loạn dưỡng cơ Duchenne được gây ra khi protein này, được gọi là dystrophin, vắng mặt.
Trong một nghiên cứu trên chuột, nhóm nghiên cứu đã cho fructose với AO và chất này đã được hấp thụ vào tế bào cơ nhiều hơn 4 lần, dẫn đến tăng sản xuất dystrophin. Điều này dẫn đến việc sử dụng cơ nhiều hơn.
Đồng tác giả nghiên cứu Hong Moulton cho biết thêm: "Về cơ bản, chúng tôi chưa hiểu hết cơ chế tác động này. Có lẽ đó là fructose là nguồn năng lượng giúp tăng cường sự hấp thu, bởi vì sự hấp thu trong tế bào cơ đòi hỏi năng lượng. Tuy nhiên, để xác định đường cơ chế chính xác, cần những nghiên cứu sâu hơn nữa".
Cũng theo Moulton, nhóm nghiên cứu sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra xem fructose có thể hỗ trợ các loại thuốc điều trị chứng loạn dưỡng cơ Duchenne như thế nào.
Moulton cho biết: "Hiện nay, thuốc điều trị chỉ cho hiệu quả tối thiểu bởi sự hấp thụ của thuốc vào cơ rất hạn chế"
Theo Hiệp hội Chứng loạn dưỡng cơ bắp, DMD chỉ là 1 trong 9 loại chứng loạn dưỡng cơ. Triệu chứng thường xuất hiện sớm ở trẻ em trai. Theo đó, những người bị chứng DMD thường không sống ở tuổi trưởng thành, nhưng nhờ những tiến bộ trong cộng đồng y tế, giống như nghiên cứu gần đây này, nhiều người đã sống qua tuổi 30.
PV H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp