Nhân sâm: Làm sao “ăn đúng - dùng hay”?

Cách dùng cũng khá đa dạng, từ ngâm rượu thuốc cho đến tán, nghiền dạng bột… hay dùng sâm tươi cắt lát để ngậm.

Nhân sâm Kianpi Pil chưa được cấp phép tại Việt Nam

Cảnh báo Nhân sâm Kianpi Pil nguy hại cho sức khỏe

Kế thừa các nghiên cứu từ nền Y Dược cổ đại, đến nay, nền y học hiện đại đã phân tích và chỉ ra được các dược tính của Nhân sâm dựa trên tác dụng của các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng, như: Saponin sterolic, Glycoside Panaxin, Tinh dầu (làm Nhân sâm có mùi đặc biệt), các vitamin B1 và B2, các acid béo như acid Panmitic, Stearic và Linoleic, các acid amin và hàm lượng Germanium cao. Bởi vậy, nhân sâm được coi là loại thực phẩm chức năng tự nhiên tốt nhất.

Tuy nhiên, không phải vì sự quý giá và bổ dưỡng của nó mà người ta muốn dùng thế nào, bao nhiêu cũng được. Bởi, cũng như nhiều loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên khác, việc dùng sâm cũng cần cẩn trọng, đúng đối tượng, cách chế biến… thì mới khai thác hết các giá trị quý báu từ nguyên liệu này đồng thời hạn chế các hậu quả xấu do “phản tác dụng”.

Gần đây, trong xu thế phát triển của đời sống xã hội cũng như các trường phái ẩm thực hiện đại, sâm dần trở nên phổ biến hơn với tư cách thực phẩm bổ dưỡng và sang trọng trên bàn tiệc. Tuy nhiên, hơn ai hết, các chuyên gia “bếp núc” cũng phải là những người am hiểu về thành phần, tính năng tác dụng của sâm để có thể “điều vị” cho hợp lý, giúp khách hàng tận hưởng hết vị ngon và bổ của nguyên liệu này. Tại Việt Nam, nhiều nhà hàng cũng đưa món này vào thực đơn, với dạng lẩu hoặc kết hợp cùng nguyên liệu khác (yến, gà, trứng gà…) tạo thành canh sâm bổ dưỡng.

Theo chị Ngô Thị Báu – một chuyên gia kinh doanh ẩm thực, người đã nghiên cứu và đưa món ăn dùng sâm thành công vào chuỗi nhà hàng Shabu Kichoo thì điểm khác biệt tạo nên hương vị riêng của món ăn với sâm chính là cảm giác thanh, nhẹ, vị giòn, hương thơm đặc biệt. “Như chúng ta cũng biết, nhân sâm là một loại thảo cung cấp nhiều nguồn năng lượng quý báu, có tác dụng tăng sinh lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể, tác động lên hệ miễn dịch giúp bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng... Khi sử dụng trong món ăn, bên cạnh những tác dụng bổ dưỡng do nhân sâm mang lại, thì những nguyên liệu khác sẽ làm tăng thêm tác dụng của nhân sâm, đẩy mạnh sự hấp thụ các chất bổ dưỡng và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khi thưởng thức món ăn có nhân sâm, hương thơm thanh thoát của nhân sâm sẽ giúp mang đến cho thực khách một cảm giác thư giãn các giác quan rất nhẹ nhàng…”, chị Báu cho biết thêm. 

Liên quan đến việc đưa sâm vào ẩm thực và việc nếm vị sâm, người xưa từng lưu truyền nhiều cách phân biệt sâm nhờ vị giác. Chẳng hạn, nếm Nhân Sâm Cao Ly thì: “Tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam” (trước tiên có vị ngọt, sau đó thấy đắng rồi lại ngọt và ngọt). Còn Sâm Ngọc Linh của Việt Nam khi nếm vào thấy: “Tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ, khổ” (nếm thấy đắng, sau vẫn thấy đắng và đắng).

Tuy nhiên, việc “ăn sâm” cũng được đưa ra các khuyến cáo khác: Chẳng hạn những trường hợp không nên dùng nhiều sâm: người mắc bệnh cao huyết áp hay người yếu lạnh do nhiễm hàn…; Về thời gian, không nên dùng quá nhiều sâm vào buổi tối.

Có thể bạn chưa biết

Tại Triều Tiên người ta phân ra 2 loại HỒNG SÂM và BẠCH SÂM, mỗi loại có nhiều hạng tốt xấu khác nhau:

- Hồng sâm: là loại củ sâm to (nặng ít nhất 37g) đã qua bào chế sao tẩm với các phụ gia cũng là thuốc Bắc rồi đem chưng cách thủy và sấy khô đóng vào hộp gỗ.

- Bạch sâm: Là loại sâm không đủ tiêu chuẩn để chế Hồng sâm. Sâm này khô và trắng, chỉ dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng sau đó phơi khô rồi đóng vào hộp giấy.

Trong nền y học Trung Hoa từ cổ đại đến nay, các nhà y dược đã biết dùng sâm và có những nghiên cứu, tìm hiểu về loài thảo dược đặc biệt này.

- Nhân sâm mọc trong khe núi, được dùng để trị ngũ thương, an thần, giảm xúc động, hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thản và gia tăng trí năng. Dùng lâu sẽ gia tăng tuổi thọ (Y sư Đào Hoằng Cảnh, 452-536, Nghiên Cứu về Thần Nông Bản Thảo). 

- Nhân sâm có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tránh bệnh tật (Y sư Cát Hồng đời Đông Tấn)

- Nhân sâm làm đổ mồ hôi, giảm sốt và gia tăng nội lực cho người bệnh (Thương hàn luận), còn là một vị thuốc bổ dương (Y sư Trương Trọng Cảnh).

- Nhân sâm giúp cho những phụ nữ bị chứng lãnh cảm hay các cô dâu thẹn thùng trong đêm tân hôn. Dược liệu này đem đến sinh lực. (Tôn Tư Mạo, thế kỷ thứ VII, nghiên cứu về Phụ Khoa).

- 5 loại sâm dùng để trị bệnh cho 5 tạng trong cơ thể là: Nhân Sâm bổ Tỳ; Sa Sâm bổ phế; Huyền Sâm (hay nguyên sâm) bổ Thận; Đan Sâm (hay Xích-Huyết Sâm) bổ Tâm; Quyền Sâm (hay Tử Sâm) bổ Can.

Ngoài ra, nhiều nước khác cũng có Sâm như : Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, vùng Viễn Đông Nga, vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên và Trung Quốc. Tại Triều Tiên, Khai Thành là nơi trồng nhiều Nhân Sâm nhất và đã có hơn 200 năm kinh nghiệm trồng và sử dụng Nhân sâm. 

Diệu Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già