Mồ hôi - con đường lây bệnh đáng sợ trong mùa Hè

Dính mồ hôi của người khác có bị lây bệnh không?

Hệ lụy khi cơ thể bị mồ hôi nhiều

Cách trị mồ hôi mặt bằng trà cây xô thơm

Bàn chân ra nhiều mồ hôi do đâu?

Đâu là những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi?

Bạn có thể dễ dàng dính mồ hôi của ai đó khi đi tập gym, chơi trong sân chơi, tham gia các phương tiện giao thông công cộng… Điều đó có thể khiến bạn khó chịu, ướt át hoặc bốc mùi. Tồi tệ hơn, vi khuẩn, bệnh tật có thể theo đường mồ hôi mà lây nhiễm sang bạn.

Sau đây là những bệnh nhiễm trùng mà bạn có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mồ hôi của ai đó:

MRSA

MRSA (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) là một siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh vô cùng đáng sợ. MRSA có thể gây nhiễm khuẩn cho người bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết thương hở, các ống thông hoặc bằng các phương tiện khác. Nếu trên da bạn có vết cắt, vết loét hay vết xước nhỏ mà chỉ cần tiếp xúc với mồ hôi của người nhiễm MRSA vẫn có thể bị nhiễm siêu vi khuẩn này dễ dàng.

Virus viêm gan B

Mặc dù vẫn còn tranh cãi, nhưng nghiên cứu đã cho thấy virus viêm gan B có thể lây truyền qua mồ hôi, đặc biệt là ở những vận động viên contact sports (những môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục và đấu vật mà các vận động viên có sự tiếp xúc mạnh mẽ với nhau về thể lực). Thông thường, người ta tin rằng, virus viêm gan B (HBV) được lây nhiễm qua các vết thương hở và màng nhầy, tuy nhiên, một nghiên cứu về các đô vật Olympic đã chỉ ra rằng: Có 11% vận động viên có thành phần virus trong mồ hôi, tương tự như mức tìm thấy trong máu. Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh.

Virus gây cảm lạnh, cúm

Mặc dù tự thân mồ hôi không chứa những virus này, nhưng các virus vẫn có thể xâm nhập vào da qua hô hấp (hắt hơi, hít thở) hoặc cọ xát. Từ đó, mồ hôi sẽ dễ dàng bị nhiễm virus và lây virus gây bệnh cho bất cứ ai tiếp xúc với nó.

Chốc lở

Chốc lở là một nhiễm trùng da rất dễ lây lan qua tiếp xúc vật lý, chẳng hạn như chạm vào da bị chốc lở, thậm chí qua đường mồ hôi. Bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes và thường gặp ở trẻ em.

Virus Herpes

Có nhiều tranh luận xung quanh quan điểm mồ hôi có thể làm lây truyền Herpes hay không. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, tiếp xúc da có thể làm lây truyền HSV-1 (Herpes type 1) và HSV-2 (Herpes type 2). Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng, phải có sự ma sát ra liên tục mới có thể xảy ra sự lây truyền.

Làm thế nào để ngăn ra mồ hồ nhiều trong mùa Hè?

Bị ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Để hạn chế việc ra mồ hôi quá nhiều, bạn có thể áp dụng một số phương pháp:

- Sử dụng antiperspirants (chất chống mồ hôi).

- Tiêm botox.

- Điều trị tăng tiết mồ hôi không phẫu thuật miraDry.

- Điện chuyển ion (iontophoresis).

- Dùng thuốc.

- Mổ nội soi ETS.

- Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa các thảo dược giúp giảm tiết mồ hôi và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi phát triển trên da như Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông kết hợp với một số hoạt chất Taurine, Magne.

Biết Tuốt H+

Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm