Trẻ bị viêm tai giữa thường xuyên có nên phẫu thuật?

Trẻ bị viêm tai giữa cần điều trị sớm để tránh bị điếc

Viêm tai giữa vào mùa: Phòng ngừa cho trẻ thế nào?

Nghe kém do viêm tai giữa phải làm sao?

Điều trị viêm tai giữa thế nào để bệnh không tái phát?

Viêm tai giữa khi đi bơi: Rất dễ mắc, không thể coi thường

Theo Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) thì viêm tai giữa là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và nếu không được chữa trị, bệnh có thể gây mất thính lực vĩnh viễn. Viêm tai giữa thường có nguyên nhân ban đầu là nhiễm trùng mũi và họng. Viêm tai giữa thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng chỉ gây mất thính lực tạm thời nhưng một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng như mất thính lực thậm chí là áp xe não...

Viêm tai giữa thường xảy ra do sự hoạt động bất thường của ống Eustachian. Ống Eustachian hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát ra ngoài nhưng nếu ống Eustachian bị sưng do dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có thể bị kẹt trong tai giữa. Khi đó, vi khuẩn hay virus sống trong môi trường tai sẽ phát triển mạnh, gây mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và trở thành viêm. Một lý do nữa khiến trẻ em dễ bị viêm tai giữa là ống Eustachian của trẻ ngắn và nằm ngang. Khi trẻ lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên khả năng bị viêm tai giữa sẽ ít hơn.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa tái phát dai dẳng, đặc biệt là nếu trẻ bị mất thính lực do viêm tai giữa thì phẫu thuật có thể giúp trẻ cải thiện khả năng nghe.

Bác sỹ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ ở màng nhĩ để hút chất lỏng ra khỏi tai giữa (thủ thuật myringotomy). Trong thủ thuật này một ống nhỏ sẽ được đặt vào tai để giúp khôi phục lại hệ thống thông khí và hệ thống thoát nước của tai; Giảm nguy cơ nhiễm trùng tai; Khôi phục hoặc cải thiện thính giác. Thông thường, ống tai ở trong màng nhĩ 6 đến 12 tháng và sau đó tự rơi ra. Đôi khi, ống không rơi ra ngoài và cần phải được phẫu thuật cắt bỏ. Trong một số trường hợp, ống tai rơi ra quá sớm và ống khác cần phải được đặt lại.

Trước khi phẫu thuật bác sỹ thường thực hiện thủ tục trong quá trình gây mê toàn thân, do đó, trẻ không nhận thức được bất cứ điều gì xảy ra trong suốt quá trình phẫu thuật. Do phải gây mê toàn thân nên trẻ có thể gặp một số rủi ro như: Phản ứng dị ứng; Khó thở; Buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi làm thủ thuật...

Vì phẫu thuật để điều trị viêm tai giữa có thể dẫn đến một số rủi ro nên tốt nhất nên đưa trẻ đến khám tai, mũi, họng để được khám và tư vấn. Bác sỹ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Đạp xe thường xuyên dẫn đến rối loạn cương dương? - Ảnh 4Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và biên tập viên của Harvard Health Letter.

Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với cácnghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.

Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.



Gia Hân H+ (Theo Ask Doctor K)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng