Điều trị viêm khớp mạn tính như thế nào?

Viêm khớp mạn tính là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi

Hiểu đúng về viêm khớp

Thuốc giả trị viêm khớp lưu hành trên thị trường

Viêm khớp dạng thấp và nguy cơ ung thư

Viêm khớp: Dùng nhiều prednisolon có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Trả lời:

 PGS.TS.BS Lê Anh Thư - Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM,

Chào bạn! Viêm khớp mạn tính được coi là bệnh của tuổi già nhưng gần đây, nó có xu hướng xuất hiện nhiều cả ở những người trẻ. Các trường hợp nặng nếu không được điều trị tốt sẽ có thể mất vận động hoặc biến dạng khớp. Trên thế giới, cứ 8 người ở độ tuổi từ 18 - 79 lại có một người bị viêm khớp mạn tính. Tại Mỹ, có tới 16 triệu người mắc bệnh này, trong đó 75% là nữ. Viêm khớp mạn tính xuất hiện khi các khớp sụn bị bào mòn và mất đi (do tuổi già hoặc chấn thương, bệnh lý), gây đau khớp).

Triệu chứng điển hình của viêm khớp mạn tính là đau và cứng khớp. Trong giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện sau khi luyện tập. Dần dần, bệnh nhân hay bị đau hơn, thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Càng về sau (khi lớp sụn ở khớp mòn hẳn đi và các đầu xương tiếp xúc gần với nhau), cơn đau có tần suất càng lớn hơn, khiến bệnh nhân mất ngủ. Lâu ngày, khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng đỏ và viêm nóng thường xuyên. Khi một bên khớp bị mài mòn, biến dạng khớp sẽ xảy ra. 

Tuy vậy, bệnh nhân vẫn cần đến bác sỹ ngay khi cảm thấy bị đau khớp, vì điều trị kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng. Tại bệnh viện, bệnh nhân phải làm một loạt xét nghiệm để xác định có bị viêm khớp hay không và ở mức độ nào. Hiện chưa có hướng điều trị hoàn toàn hiệu quả đối với bệnh viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, những phương pháp dưới đây sẽ giúp người bệnh có một cuộc sống tốt đẹp hơn và lấy lại được khả năng vận động:

- Có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát trọng lượng tốt

- Dùng các thuốc giảm đau như aspirin hoặc acetaminophen. Bác sỹ điều trị sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất đối với người bệnh.

- Thay khớp: Được thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả, áp dụng với khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp bàn ngón tay và ngón chân.

Bạn có thể đưa bác đi khám tại chuyên khoa xương khớp của các bệnh viện để được tư vấn, điều trị hiệu quả.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị