Điều trị thoái hóa khớp theo Đông y

Các bệnh thoái hóa khớp có thể điều trị theo Đông y rất an toàn và hiệu quả

Thoái hóa khớp: Dinh dưỡng thế nào?

6 điều cần biết về TPCN cho bệnh thoái hóa khớp

Hơn 78% bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người béo phì

Bài thuốc hỗ trợ trị đau nhức xương khớp

Thiên niên kiện trị bệnh xương khớp

Nguyên nhân mắc bệnh

Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người từ 35 - 40 tuổi trở đi. Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp xương rất nhiều: Tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá...

Vị trí bị thoái hóa khớp có tỷ lệ cao nhất là: Cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14% và ở khớp gối 13%. Thoái hóa khớp ở các chi đang là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động và tàn tật ở người cao tuổi.

Đông y cho rằng, do sức đề kháng của cơ thể kém nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc tê, mỏi, nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động và tàn tật ở người có tuổi

Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây thoái hóa khớp xương và đau. Vì vậy, khi chữa các bệnh về khớp, y học cổ truyền đều hướng tới lưu thông khí huyết ở gân, xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và phòng chống tái phát.

Điều trị thoái hóa khớp

Chủ yếu là tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu; Dùng thuốc bên ngoài (như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau) hoặc uống trong. 

Nguyên tắc ăn uống trong chữa trị thoái hóa khớp rất quan trọng. Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ... kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê... Đến giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống nên bồi ẩm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ẩm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê...

Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn, thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép...

Châm cứu là phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp rất tốt

Châm cứu là phương pháp đã được áp dụng từ rất xa xưa, có tác dụng giảm đau và tăng cường khí huyết tại khớp.

Thuốc dùng ngoài: Có rất nhiều bài thuốc dùng đắp ngoài, rượu xoa bóp được dùng trong dân gian, cũng như được ghi lại trong các sách cổ. Ở Việt nam việc điều trị đắp thuốc và rượu xoa bóp để chữa chứng Hạc tất phong được cụ Tuệ Tĩnh ghi lại rất nhiều trong cuốn Nam dược thần hiệu.

Dưỡng sinh rất có lợi cho việc vận động cũng như sự mềm dẻo cho khớp. Các động tác có lợi cho khớp gối như: Tam giác, ngồi hoa sen, tự xoa bóp chi dưới, vặn cột sống. Các động tác dưỡng sinh vừa giúp điều trị vừa giúp cho phòng bệnh (tập dưỡng sinh trong giai đoạn khớp không bị sưng, nóng, đỏ, đau).

Thuốc Đông y có vai trò giảm được đau, tăng cường tuần hoàn giúp cho quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn làm giảm quá trính thoái hóa khớp. Với mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ bệnh cần được bác sỹ khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Trong kho tàng Y học cổ truyền còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp như bài Bạch hổ thang, Thược dược tri mẫu thang, PT5... Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang thường được chỉ định nhiều nhất, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt và không có tác dụng phụ.

Bài thuốc trị thoái hóa khớp gối:

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: Độc hoạt 12gr, tế tân 4gr, sinh địa 12gr, đảng sâm 12gr, quế chi 4gr, phòng phong 10gr, đương quy 12gr, phục linh 10gr, tang ký sinh 16gr, ngưu tất (Bắc) 12gr, bạch thược 10gr, cam thảo (Bắc) 4gr, tần giao 8gr, đỗ trọng (Bắc) 12gr, xuyên khung 8gr.

Bài thuốc PT5: Lá lốt 10gr, thiên niên kiện 10gr, hà thủ ô 12gr, mắc cỡ (trinh nữ) 12gr, cỏ xước 16gr, sinh địa 12gr, quế chi 8gr, thổ phục linh 16gr.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp