Điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ

Tật bàn chân bẹt ở trẻ em

Người đàn ông có bàn chân voi sau khi bị tai nạn

Kinh hoàng bún gạo "bàn chân thối" Trung Quốc

Kinh hoàng bún gạo "bàn chân thối" Trung Quốc

Những dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bạn đang bị bệnh

Xoa bóp bàn chân chữa bệnh

Theo bác sỹ Wade Brackenbury - Giám đốc Y khoa của Phòng khám Chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Mỹ (ACC), có đến 50% trẻ em ở Châu Á và phương Tây bị hội chứng bàn chân bẹt. Đây là tật dị dạng do lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong hoặc bên ngoài, do bàn chân bị mất cân bằng.

Bác sỹ chẩn đoán tật bàn chân bẹt ở trẻ

Trong y học, bàn chân bẹt là một tật gây nhiều bất lợi cho hệ vận động, khiến bệnh nhân phải hứng chịu những cơn đau kéo dài. Điều này trái ngược hoàn toàn với quan niệm dân gian, rằng bàn chân phẳng, bẹt là tượng trưng của quý tướng, giàu sang.

Mỗi bàn chân đều phải có ba vòm khung nâng đỡ cả cơ thể. Nếu một trong các vòm khung thay đổi, sẽ gây ra chứng mất cân bằng của bàn chân và tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể.

Phương pháp trị liệu không mổ bằng đế giày chỉnh hình y khoa có thể hạn chế đau đớn cho trẻ

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành. Nếu các vòm bàn chân không phát triển thì có thể gây ra các chứng đau đầu gối, lưng và bàn chân. Trong trường hợp trẻ có bàn chân bẹt, cha mẹ có thể thấy góc cạnh mắt cá chân cong nhiều khi trẻ đứng quay mặt lại. Trẻ có thể phàn nàn về cơn đau ở bàn chân, mắt cá hoặc đầu gối. Ngoài ra, trẻ cũng gặp khó khăn khi chơi các môn thể thao.

Bác sỹ Brackenbury cảnh báo, chứng bàn chân bẹt làm các xương ở cẳng chân xoay khi di chuyển, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch theo, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng và cổ. Nếu không được điều trị kịp thời, tật có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...

Tật bàn chân bẹt dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng cần các thiết bị chẩn đoán xương khớp để đo lường mức độ nặng hay nhẹ. Bác sỹ Brackenbury khuyên, cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa nếu phát hiện triệu chứng của tật (trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất).

Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không mổ với đế giày chỉnh hình y khoa là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt của trẻ. Dựa trên kết quả của máy quét kỹ thuật số, bác sỹ sẽ điều chỉnh nâng vòm bàn chân tới mức độ tối ưu và cắt khuôn đế chỉnh hình bằng máy CAD-CAM. Đi đế giày này thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2-8 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn.

Phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng. Một số trường hợp hiếm cần phải can thiệp phẫu thuật với trẻ trên 8 tuổi, khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót chân (gân Achille) ngắn hơn bình thường.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn