Biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nặng mức độ của đái tháo đường

Tăng huyết áp có thể dẫn tới suy tim

Tăng huyết áp: Nguyên nhân khiến 7,5 triệu người chết mỗi năm

Tăng huyết áp: Kẻ giết người thầm lặng

Các triệu chứng tăng huyết áp không nên bỏ qua

Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và đái tháo đường

Tăng huyết áp và đái tháo đường thường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bệnh nhân đái tháo đường thường bị tăng huyết áp và tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nặng mức độ của bệnh đái tháo dường. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn ở người bình thường, cụ thể có đến 20 – 60% người đái tháo đường mắc bệnh tăng huyết áp và tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường cao hơn nhóm không bị đái tháo đường từ 1,5 đến 3 lần.

Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nặng mức độ của đái tháo đường, ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 (cơ thể ngừng sản xuất insulin hoặc sản xuất quá ít không đủ để điều hòa lượng đường trong máu), tăng huyết áp thường là hậu quả của biến chứng thận. Còn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (cơ thể có khả năng sản xuất ra insulin được nhưng mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng sử dụng insulin), tăng huyết áp có thể xuất hiện trước khi bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường hoặc được phát hiện đồng thời với đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong và đột quỵ

Phòng ngừa tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Việc kiểm soát huyết áp dựa trên hai biện pháp chính là không dùng thuốc (thay đổi lối sống) và dùng thuốc.

Thay đổi lối sống: Cần áp dụng ở tất cả bệnh nhân, vì nó không những làm huyết áp giảm mà còn giúp ổn định đường huyết và lipid máu. Bệnh nhân đái tháo dường nên giảm cân nếu thừa cân, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt (thanh long, bưởi) và protein thực vật (đậu tương). Ngoài ra, người bệnh còn nên hạn chế muối, hạn chế chất cồn… Những bệnh nhân có huyết áp 130 – 139/80 – 89mmHg có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc trong 3 tháng. Nếu sau 2 tháng, huyết áp không hạ thì phải kết hợp điều trị bằng thuốc. 

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc: Bác sỹ sẽ cho bệnh nhân sử dụng 5 nhóm thuốc chính bao gồm: Thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể Angiotensin II, chẹn kênh calci, chẹn beta và lợi tiểu. Phần lớn bệnh nhân cần phối hợp ít nhất 2 nhóm thuốc để đưa huyết áp trở về mức bình thường. Người bệnh cũng cần lưu ý là phải tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả, tác dụng phụ của thuốc và điều chỉnh thuốc cho thích hợp. Khi huyết áp đã trở về mức bình thường, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục duy trì các thuốc hạ áp đang sử dụng vì nếu ngưng thuốc, huyết áp sẽ gia tăng trở lại.

Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài việc sử dụng thuốc và thay đổi lối lối sống, bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để phòng và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như: Bồ hoàn, đỏ ngọn, sơn tra, đan sâm, mạch môn… không có tác dụng phụ và an toàn với người bệnh. Lưu ý, khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm thực phẩm chức năng nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia…

Thùy Trang H+ 

Thực phẩm chức năng viên nén Vương Tâm Thống - Đau tim không là nỗi lo
Thành phần: Bồ hoàng, cao đỏ ngọn, cao đan sâm, cao sơn tra, cao mạch môn, cao hoàng bá, nattokinase, L - carnitin fumarat, Alpha lipoic acid
Công dụng: - Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch vành
- Làm giảm tình trạng đau tim, đau thắt ngực, mệt mỏi
- Làm hạ lipid máu, hạ huyết áp, phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1913/2015/XNQC - ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch