Có nên dùng tinh dầu khi bị giãn tĩnh mạch?

Tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng tinh dầu để hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch ở chân, bà bầu cần lưu ý điều gì?

5 thói quen hàng ngày có thể khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch

6 lợi ích của hạt dẻ ngựa với bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp là: Giãn, nổi chằng chịt, kéo dài tĩnh mạch dưới da ở đùi và chân nói chung nhìn thấy rõ khi đứng; Sưng phồng, xơ hóa, mảng sắc tố và loét ở diện rộng...

Một số loại tinh dầu đã được nghiên cứu có thể giúp cải thiện các triệu chứng giãn tĩnh mạch, bao gồm:

1. Tinh dầu hoa oải hương

Các nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Evidence-Based Complementary & Alternative Medicine đã chứng minh mùi hương của hoa oải hương giúp kích thích sản sinh hormone “hạnh phúc” serotonin và chất dẫn truyền thần kinh GABA, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

Áp dụng tinh dầu hoa oải hương lên da có thể làm giảm đau và kích thước của vết loét trên bàn chân hoặc các khu vực bị giãn tĩnh mạch khác

2. Tinh dầu hạt dẻ ngựa

Chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể được sản xuất dưới dạng gel bôi, cồn thuốc hoặc viên nén. Nó rất hữu ích trong việc giảm sưng, đau và ngứa.

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Advances in Therapy, thoa tinh dầu hạt dẻ ngựa trên vùng bị ảnh hưởng giúp giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch, bao gồm sưng chân, đau chân, ngứa và nặng. Đó có thể do tinh dầu hạt dẻ ngựa ngăn ngừa việc các mao mạch bị phá vỡ.

3. Tinh dầu thông biển (sea pine)

Một nghiên cứu mới đây cho rằng tinh dầu thông biển có tác dụng kháng viêm, làm giảm sưng, hoặc phù nề ở chân người bị giãn tĩnh mạch vượt trội hơn cả chiết xuất hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thử nghiệm trên 40 người, vì vậy cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định lợi ích của tinh dầu thông biển.

4. Tinh dầu cây nho

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The German Society of Dermatology, dùng tinh dầu cây nho đỏ với liều lượng từ 360 - 720mg mỗi ngày giúp giảm sưng chân liên quan đến lưu lượng máu qua tĩnh mạch yếu, còn gọi là suy tĩnh mạch - đây cũng là nguyên nhân phổ biến của giãn tĩnh mạch.

5. Tinh dầu cúc vạn diệp (yarrow)

Tinh dầu chiết xuất từ ​​cây cúc vạn diệp đã được sử dụng từ lâu đời để hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Khi áp dụng tinh dầu cúc vạn diệp lên vùng da bị ảnh hưởng, nó có thể giúp giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch rất tốt.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất