Bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên làm gì để quản lý bệnh?

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp khó khăn với vấn đề hô hấp

8 lầm tưởng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Thường xuyên khó thở có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

5 yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh COPD

Khói bụi: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Di truyền: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể được di truyền. Đây là lý do bạn vẫn có thể mắc bệnh dù không có thói quen hút thuốc lá.

Hút thuốc lá: Những người có thói quen hút thuốc lá có thể phát triển bệnh COPD sau nhiều năm. Không chỉ vậy, những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá (dù không hút thuốc) cũng có thể phát triển căn bệnh này.

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD

Nhiễm trùng khi còn nhỏ: Theo nhiều nhà khoa học, việc tiếp xúc với các mầm bệnh (như bệnh lao phổi, viêm phế quản, viêm phổi) khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi trưởng thành.

Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc quá thường xuyên với các loại khói xe cộ, khói công nghiệp, bụi bẩn, khói đốt than/củi… đều có thể làm các triệu chứng COPD trở nên nghiêm trọng hơn.

Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?

Tránh các tác nhân gây kích thích: Bụi, các chất gây dị ứng, khói thuốc… đều có thể gây kích ứng hệ hô hấp và khiến phổi trở nên yếu đi. Tốt hơn hết, bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để ngăn các chất kích thích xâm nhập vào cơ thể.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn các chất kích thích xâm nhập vào cơ thể

Giữ cân nặng ổn định: Tăng/giảm cân quá nhiều đều có thể ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của người bệnh. Đặc biệt, tình trạng thừa cân, béo phì có thể khiến phổi phải làm việc vất vả hơn để duy trì lượng oxy trong máu.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày có thể giúp quản lý bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tập luyện vào lúc sáng sớm hay tối muộn vì vào thời điểm này, lượng bụi trong khí quyển thường nhiều hơn.

Luôn mang theo ống hít: Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính luôn phải mang theo ống hít để đề phòng các tác nhân gây kích thích trong không khí.

Không tự ý dùng siro ho: Bởi vì nhiều loại siro ho có thể ngăn những cơn ho lại. Trong khi đó, điều mà người bệnh COPD cần là loại bỏ tất cả các chất nhầy và đờm ra khỏi phổi chứ không phải ngăn chặn cơn ho.

Sử dụng máy làm ẩm trong những ngày hanh khô: Không khí khô có thể khiến các triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên trầm trọng hơn. Không khí ẩm có thể giúp bệnh nhân dễ ho ra đờm hơn.

Tập thở: Người bệnh COPD nên tập phương pháp thở mím môi để làm giảm các triệu chứng như hụt hơi, khó thở. Bạn chỉ cần hít vào bằng mũi, và thở qua miệng trong khi mím môi. Mỗi khi nhận thấy nhịp tim của bạn nhanh hơn bình thường, bạn nên hít thở sâu và thực hiện phương pháp thở mím môi.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp