3 loại thuốc thường được dùng để giảm bốc hỏa mãn kinh

Một số loại thuốc điều trị cơn bốc hỏa gây ra tác dụng phụ nguy hiểm

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh sỏi mật?

Phụ nữ mãn kinh càng cần "giữ lửa"

Thời kỳ mãn kinh dễ mắc bệnh gì?

Mãn kinh - Phụ nữ đừng biến mình thành "kẻ xấu tính"!

Thuốc chống trầm cảm

Giáo sư Michele Curtis - Khoa Sản, Phụ khoa, Đại học Y Texas (Houston, Hoa Kỳ)

Khi điều trị các cơn bốc hỏa, có thể bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs), fluoxetine (Prozac)...

Theo phân tích tổng quan năm 2006 được tổng hợp từ 43 nghiên cứu lớn về hiệu quả của phương pháp điều trị không nội tiết tố công bố trên tạp chí thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Y Oregon Health and Science cho biết, các thuốc SSRIs và SNRIs đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các cơn bốc hỏa. Thuốc chống trầm cảm cũng đã được khẳng định là có lợi trong việc làm giảm một số triệu chứng rối loạn tâm lý của thời kỳ mãn kinh, bao gồm thay đổi tâm trạng, lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.

Tuy nhiên, các loại thuốc này lại có thể gây đau đầu, buồn nôn, mất ngủ hoặc buồn ngủ, khô miệng, chán ăn, táo bón và suy giảm ham muốn tình dục.

Thuốc chống trầm cảm gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc chống động kinh

Trong điều trị các cơn bốc hỏa, các bác sỹ còn kê một số loại thuốc chống động kinh, ví dụ gabapentin (Neurontin). Trong nghiên cứu năm 2008, được công bố trên Tạp chí Menopause, kết quả cho thấy gabapentin có thể làm giảm các cơn bốc hỏaphụ nữ mãn kinh lên tới 45%.

Tuy nhiên, khi dùng gabapentin, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, phát ban, tim đập nhanh và buồn ngủ. Vì thế, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. 

Thuốc hạ huyết áp

Clonidine (Catapres) được dùng để hạ huyết áp có thể hữu ích trong điều trị cơn bốc hỏa ở một số phụ nữ. Tuy vậy, tác dụng phụ không mong muốn của thuốc này là khiến chị em bị khô miệng, buồn ngủ hoặc mất ngủ.

Giải pháp an toàn và tích cực hơn để giảm các cơn bốc hỏa, nóng bừng mặt do suy giảm nội tiết tố gây ra là bổ sung thêm các phytoestrogen từ thảo dược và các hoạt chất sinh học từ các sản phẩm thực phẩm chức năng. Lưu ý là, giải pháp này sẽ không mang lại hiệu quả tức thì, nhưng đảm bảo an toàn với sức khỏe và có hiệu quả lâu dài.

M. Hiếu H+ (Theo Michele Curtis, Ererydayhealh)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết