Dị ứng giày dép: Chuyện thật như đùa?

Những người bị dị ứng giày, dép nên chọn giày dép từ vật liệu khác với loại đã gây dị ứng.

Hội chứng dị ứng đường miệng là gì?

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất hành tinh

Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

6 cách để ngăn chặn tình trạng dị ứng mùi thơm

Người lớn có viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc từ khi còn nhỏ có thể tiến triển eczema trên tay và chân khi lớn lên. Viêm da tiếp xúc có thể bao gồm cả chân do hậu quả của dị ứng giày.
Viêm da dị ứng do giày thường dẫn đến những nốt ban ngứa, bọng nước ở bàn chân. Những ban này có thể xuất hiện ở đầu ngón chân và gót chân, nhưng thường không bao gồm phần mu chân hoặc vùng giữa các ngón chân. Dị ứng giày hiếm khi ảnh hưởng đầu ngón chân. Nhiều nghiên cứu cho thấy viêm da tiếp xúc do giày có thể ảnh hưởng đến mọi người, từ trẻ đến người lớn, nam giới và nữ giới và các ngành nghề khác nhau, và đặc biệt với những người trong quân đội.

Có nhiều chất hóa học khác nhau được biết đến là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, hầu hết là cao su và muối crom, được sử dụng như chất thuộc da ở những sản phẩm này. Nguyên nhân ít phổ biến hơn là do keo dính, kim loại, thuốc nhuộm, nhựa,...

Dị ứng giày thường xảy ra ở lòng bàn chân

Dị ứng với cao su trong giày

Hợp chất cao su phổ biến nhất gây dị ứng giày là mercaptobenzothiazole, mercapto, hỗn hợp cao su đen và hợp chất carba. Những chất hóa học có trong mặt trong của đôi giày, phía lòng giày, do đó nó có thể khiến bạn bị dị ứng, ngứa ngáy ở lòng bàn chân.

Những chất hóa học trong giầy khiến bạn bị dị ứng có thể được xác định bằng việc xét nghiệm. Một khi đã xác định được hợp chất nào trong giày gây dị ứng thì bạn có thể tránh mua giày với chất liệu đó. Ngoài chất liệu cao su, bạn có thể lựa chọn chất giày, dép bằng chất liệu nhựa. Bạn cũng có thể mua thêm những phụ kiện đi kèm khi đi giày để tránh cho chân tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng ví dụ miếng lót giày. 

Dị ứng với muối crom trong giày

Muối crom được sử dụng trong quá trình thuộc da. Chất hóa học này là nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng giày cho những người làm việc trong nghề quân đội, công an, lính cứu hỏa. Dị ứng do muối crom trong giày có thể khiến bạn bị nổi ban đỏ, ngứa ở khắp bàn chân. Cách đơn giản để tránh dị ứng là bạn nên tránh tiếp xúc với muối crom bằng cách không đi giày da. 

Các chất keo, nhựa và các vật liệu khác tạo ra đôi giày khiến cho nhiều người bị ngứa

Dị ứng với keo dính và nhựa trong giày

Nhựa Butylphenol formaldehyde là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng giày. Nhựa này được sử dụng để dán các phần của đôi giày, đặc biệt là phần da và cao su. Ban đỏ do dị ứng Butylphenol formaldehyde thường ở phía trên của bàn chân. 

Dị ứng phẩm nhuộm và kim loại

Ít phổ biến hơn, nhưng vẫn có những người bị dị ứng giày do phẩm nhuộm hoặc kim loại trong khung giày. Những chất này bao gồm muối crom, colbalt, disperse blue 106, hoặc những phẩm nhuộm khác. Ban đỏ do phẩm nhuộm thưởng xuất hiện ở trên mu chân và hai bên bàn chân, nơi da tiếp xúc với phẩm nhuộm. 

Thanh Tú H+ ( Theo Verywell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp