Đi lễ chùa: Làm thế nào để sở cầu như nguyện

Đi chùa là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt

Nét đẹp phong tục: lễ chùa ngày đầu năm

Đi chùa lễ Phật xưa và nay

Chọn trang phục phù hợp khi đi chùa

Nhiếp Chính Vương Thuksey sang Việt Nam dự đại lễ Phật đản

Sẵn sàng cho Đại lễ Phật đản LHQ tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Từ lâu, đi lễ chùa đã trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Nó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, ở bất cứ nơi đâu của người Việt là nơi đó có cảnh chùa, có Phật đường. Thế nhưng, lễ chùa thế nào để sở cầu như nguyện, nhiều người vẫn làm chưa đúng.

Nhà văn Người Khăn Trắng chiêm nghiệm:
“Tôi là người viết rất nhiều chuyện liên quan tới cõi vô hình và nghiệm ra rằng, những người đã làm điều ác dù có cầu xin nhiều tới đâu thì thần thánh cũng không xóa đi được. Và đấng linh thiêng cũng không ai cho được những điều mà họ đã cầu kiểu như vậy cả. Tin vào tín ngưỡng là chuyện bình thường nhưng không nên lạm dụng nó. Làm sai là đã có tội. Mọi người cũng nên suy nghĩ tới điều này”.

Cần thực hiện quy định của nhà chùa

Người hành lễ cần phải tuân thủ những quy định căn bản của nhà chùa như việc chỉ sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phần, xôi chè... Không được sắm lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), gà, giò, chả… Việc sắm lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở ban thờ các vị Thánh, Mẫu đó thôi. Tuyệt đối không được đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chỉ chủ đặt ở bàn thờ Thần linh, Thánh Mẫu hay bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa dại, hoa tạp.

Văn khấn lễ Phật

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là:… Ngụ tại:…

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa…

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Dà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tráng điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạ tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

5 bước hành lễ khi vào chùa

- Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
- Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
- Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễn. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
- Cuối cùng là lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
- Sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

(Theo sư thầy Thích Chân Quang).
An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức