Khắc tinh của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bí quyết khỏe xương, khỏe tim từ đậu nành lên men

Có nên uống sữa đậu nành thay nước?

Đậu nành lên men tempeh có lợi ích gì?

Nỗi oan Thị Kính của hạt đậu nành

Thành phần dinh dưỡng

Đậu nành cung cấp một lượng đáng kể folate, Vitamin K, calci, magne, sắt và chất xơ. Ngoài ra, đậu nành còn chứa nhiều: Đồng, Molybden, Phospho, các Vitamin B, Riboflavin và các Acid béo omega-3. Cùng với đó, dù là một loại thực vật nhưng đậu nành chứa protein giống như protein trong động vật, tương đương với protein từ trứng hoặc sữa bò.

Bảng đánh giá tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong 172gr đậu nành đã nấu chín

Lợi ích sức khỏe

Nhiều tổ chức Y tế trên thế giới và các chuyên gia chống ung thư khuyên nên bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm đến từ họ đậu trong đó có đậu nành để phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.

Cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú

Trong đậu này có chưa protein thường được gọi là "peptide”. Các peptide độc ​​đáo trong đậu nành bao gồm: Defensins, glycinins, conglycinins và lunasin. Peptide mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: Cải thiện huyết áp, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tăng cường chức năng miễn dịch.

Lợi ích tim mạch

Đậu nành có chứa Steroid, Kali, Magne, Calci có thể tăng cường sự lưu thông của các mạch máu, cải thiện dinh dưỡng cho tim, giảm Cholesterol.

Mỗi ngày tiêu thụ khoảng 90gr đậu nành (cung cấp tới 30gr protein) sẽ giúp giảm 50% nguy cơ bệnh tim mạch vành

Đồng thời Oyasaponins trong đậu nành có thể làm giảm tỷ lệ Lipid peroxy trong mạch máu, làm giảm sự hấp thu Cholesterol từ đường tiêu hóa và tăng bài tiết acid mật. Tất cả những điều đó đều góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Ngăn ngừa ung thư

Genistein (một phytonutrient isoflavone trong đậu nành) là một chất quan trọng giúp phòng ngừa ung thư. Genistein đã được chứng minh có thể ngăn chặn các hoạt động của protein kinase để hình thành khối u chậm, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Lợi ích cho xương

Đậu nành chứa nguồn Vitamin K dồi dào, đặc biệt là trong các sản phẩm đậu nành lên men. Vitamin K (dưới mọi hình thức) là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của xương. Nạp đủ vitamin K sẽ giảm nguy cơ loãng xương, vì nó tham gia duy trì mật độ xương và cũng như định hình cấu trúc xương (thông qua gamma-carboxyl).

Giảm nguy cơ béo phì

Đậu nành cung cấp lượng protein tập trung có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn. Một số nghiên cứu về các peptide có trong đậu nành đã cho thấy khả năng làm kìm hãm sự tổng hợp của SREBPs qua đó giúp giảm tổng hợp các acid béo nhất định giúp giảm nguy cơ béo phì.

Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh các protein trong đậu nành giúp hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Ăn khoảng 200gr đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

Ngoài ra một vài những nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành còn giúp giảm những cơn bốc hỏa ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và nhiều công dụng trong làm đẹp da.

Xem tiếp về cách lựa chọn và bảo quản đậu nành.


Lựa chọn và bảo quản đậu nành đúng cách

Với sữa đậu nành tự làm, bạn nên giữ trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 ngày trở lại

Đối với đậu nành khô: Đậu nành khô thường được đóng thùng hoặc đóng gói bán sẵn trong các siêu thị, bách hóa. Để chọn được đậu nành khô tốt, phải đảm bảo rằng sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hoặc côn trùng xâm nhập, các hạt đậu không bị nứt, mốc. Bảo quản đậu nành khô ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng và có thể sử dụng trong suốt 12 tháng

Đậu nành chế biến sẵn: Bạn có thể mua đậu nành đóng hộp ở rất nhiều nơi trên thị trường và nên quan tâm đến hạn sử dụng cũng như chọn các công ty sản xuất uy tín, được nhiều người tin cậy.

Đối với đậu nành xanh nguyên vỏ: Nên chọn đậu nành có vỏ màu xanh thẫm. Cần bảo quản trong tủ lạnh và nên sử dụng trong vòng 2 ngày trở lại. Để sử dụng lâu hơn, có thể đông lạnh đậu nành tươi và sử dụng trong vài tháng.

Xem tiếp về chế biến đậu nành đúng cách để bảo đảm an toàn sức khỏe.


Chế biến đậu nành đúng cách

Để chế biến đậu nành có thể rang hoặc nấu chín. Để nấu chín đậu nành nên đổ nước nang mặt đậu. Có thể đun sôi và đậu nành sẽ chính trong khoảng thời gian từ 1 - 1 tiếng rưỡi.

Bạn có thể hầm bằng nồi áp suất trong vòng 40 phút là đậu nành đã chín đúng độ ngon

Dùng đậu nành thay thế bột mì trong việc chế biến các món ăn. Có thể dùng làm bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng… Bạn có thể chế biến đậu nành thành sốt, ăn kèm với các món salad, bánh mì khô hay nấu làm nước, làm đậu phụ.

Cách làm đậu phụ. Xem cách thực hiện tại đây

Bất kể phương pháp nấu nào cũng không thêm bất cứ gia vị có vị mặn hoặc có tính acid cho đến sau khi đậu đã được nấu chín. Bởi thêm quá sớm, những gia vị này sẽ làm cho các hạt bị cứng và kéo dài thời gian nấu.

Ai không nên ăn đậu nành?

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng cùng lợi ích sức khỏe, đậu nành cũng gây nên nhiều tranh cãi nó mang lại những tiêu cực cho sức khỏe. Đậu nành có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như: Nổi mề đay, phát ban da, nhức đầu, sổ mũi, ngứa mắt, thở khò khè, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, hiếu động thái quá và mất ngủ... nếu bạn không biết dùng đúng cách.

Trong đậu nành có chất Phytates có thể làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng nhất định. Đồng thời, đậu nành nằm trong số ít các loại thực phẩm chứa oxalate có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho người có vấn đề về thận và túi mật.

Biêt Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất