Đau bụng, đầy hơi sau khi ăn có thể cảnh báo bệnh túi mật

Bệnh túi mật có thể khiến bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa chất béo

Viêm tụy cấp do sỏi mật: Liệu có cần cắt bỏ túi mật?

Một vài quan niệm sai lầm về các vấn đề túi mật

Bạn cần biết gì về chế độ ăn sau khi cắt bỏ túi mật?

Người bệnh túi mật nên và không nên ăn gì để giảm nhẹ bệnh?

Túi mật là cơ quan tiêu hóa nhỏ nằm ở bờ gan phải, chứa dịch mật do gan sản xuất. Sau khi ăn, cơ thể sẽ sản sinh các hormone báo hiệu cho túi mật co bóp, tống đẩy dịch mật xuống ruột non nhằm giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ chất béo.

Các vấn đề túi mật có thể dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, thậm chí gây ra các cơn đau khi túi mật co bóp. Bản chất của dấu hiệu đầy trướng, khó tiêu hóa do bệnh túi mật là thiếu dịch mật xuống đường tiêu hóa, chính vì vậy bạn có thể cảm thấy các cơn đau rõ nhất sau khi ăn nhiều chất béo.

Các vấn đề túi mật có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy trướng, khó tiêu

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do cơ thể chuyển hóa cholesterol không hiệu quả, khiến cho lượng cholesterol trong dịch mật bị quá tải. Nếu không được điều trị sẽ hình thành nên sỏi mật và gây nhiều bệnh túi mật nguy hiểm khác.

Các dấu hiệu cảnh báo các vấn đề túi mật thường là các cơn đau bụng, đau có thể lan dần ra sau lưng và vai, đặc biệt sau bữa ăn nhiều chất béo. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi thay đổi tư thế nằm/ngồi hay uống thuốc kháng acid. Thêm vào đó, người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau định kỳ vào buổi đêm. 

Tuy nhiên, các cơn đau, đầy hơi… không thực sự rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, người mắc bệnh túi mật thường phát hiện bệnh khá muộn, khi đã gặp các biến chứng nghiêm trọng như sỏi mật, viêm túi mật…

Do thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động nên tỷ lệ mắc các bệnh túi mật đang ngày càng tăng cao. Nhiều nhà khoa học cho rằng giới tính, tuổi tác, cân nặng và di truyền có thể là các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Cụ thể, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh túi mật cao gấp 2 lần nam giới. Bệnh túi mật cũng tăng cao, tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể và tuổi tác.

Các thảo dược Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác có thể giúp tăng lượng dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu khi mắc bệnh túi mật.

Những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh túi mật cao nhất. Chính vì vậy, nếu bạn là phụ nữ, bị thừa cân, béo phì và có người thân từng mắc bệnh túi mật, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc các căn bệnh này.

Các nhà khoa học khuyến cáo: Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh túi mật nên tích cực tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn lành mạnh ít chất béo để giảm nguy cơ phát triển các bệnh túi mật như sỏi mật, viêm túi mật…

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Lfpress)

Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh gan mật.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa