Sự khác biệt giữa đái tháo đường và tăng đường huyết

Bệnh đái tháo đường và tăng đường huyết đều có chỉ số đường huyết cao

Những thói quen mà bạn lầm tưởng tốt cho bệnh đái tháo đường

10 cách đơn giản giúp bảo vệ bàn chân khi bị đái tháo đường

Thuốc hạ huyết áp có làm tăng đường huyết?

Thế nào được gọi là tăng đường huyết?

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một trong những rối loạn gây ra bởi lượng đường trong máu tăng cao do thiếu insulin hoặc có sự đề kháng insulin trong cơ thể. Một người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường khi có chỉ số HbA1c trong máu lớn hơn 6,5%, nồng độ đường huyết lúc đói bằng hoặc lớn hơn 126mg/dl hoặc mức độ glucose huyết tương từ 200mg/dl trở lên.

Tăng đường huyết là gì?

Giống như đái tháo đường, tăng đường huyết cũng có đặc điểm là lượng đường trong máu tăng cao. Và thực tế, hầu hết những người lớn khỏe mạnh bình thường sẽ có lượng đường trong máu tăng lên tới 100mg/dl ngay sau khi ăn. Tuy nhiên, tăng đường huyết khác biệt với đái tháo đường ở chỗ, không phải lúc nào nó cũng liên quan đến việc thiếu hụt insulin hay đề kháng insulin.

Thay vào đó, nguyên nhân dẫn đến tăng đường huyết có thể do stress, bệnh mạn tính hoặc cấp tính, tác dụng phụ của thuốc và có thai.

Điều trị đái tháo đường và tăng đường huyết

Điều trị đái tháo đường và tăng đường huyết có nhiều điểm khác nhau

Tuy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, việc điều trị đái tháo đường và tăng đường huyết có những sự khác nhau đáng kể.

Những người được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1 và thiếu lượng insulin trong cơ thể có thể sẽ phải thường xuyên tiêm loại hormone này hàng ngày. Bên cạnh đó, người bị mắc đái tháo đường type 1 và type 2 thường được khuyến cáo nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc, các thực phẩm từ sữa ít béo. Và hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa.

Người bị tăng đường huyết không liên quan tới bệnh đái tháo đường nên tăng cường các hoạt động thể chất, hạn chế ăn nhiều tinh bột tinh chế. Bên cạnh đó, điều trị tăng đường huyết có thể sẽ cần phải sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Những người bị tăng đường huyết mạn tính do bệnh mạn tính, nhiễm trùng hoặc căng thẳng sẽ cần thực hiện các loại xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách điều trị theo các nguyên nhân đó.

Các biến chứng của đái tháo đường và tăng đường huyết

Đái tháo đường và tăng đường huyết nếu không được điều trị đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Người bị đái tháo đường có thể bị tê chân, suy giảm chức năng thận, mù lòa và tăng nguy cơ đột quỵ. Trong khi đó, tăng đường huyết nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

Do đó, điều quan trọng là bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sỹ để đảm bảo việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và tăng đường huyết ở mức độ an toàn, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng.

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết