8 cách ổn định đường huyết giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi

Đái tháo đường type 1 khác gì đái tháo đường type 2? (P.2)

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều chất xơ?

Làm sao phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm?

Đái tháo đường type 1 khác gì đái tháo đường type 2?

Có chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý

Đa số những người mắc đái tháo đường type 2 đều bị thừa cân, béo phì. Chính vì vậy thay đổi chế độ ăn lành mạnh, giữ cân nặng ổn định cũng sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn. Nhiều chuyên gia cho biết, với một người nặng 91kg, chỉ cần giảm từ 4,5 - 6kg đã giảm được 5 - 7% nguy cơ phát triển bệnh.

Theo đó, bạn nên ăn chế độ ăn ít carbohydrate, ít đường để giữ đường huyết ổn định, phòng ngừa đái tháo đường type 2. Đi bộ 30 phút/ngày và tập các bài tập tăng sức chịu đựng cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết, đặc biệt là đường huyết sau khi ăn tốt hơn.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày sẽ giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2

Các nhà khoa học từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể ảnh hưởng xấu tới lượng đường huyết, làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường. Tốt hơn hết, bạn nên ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày.

Crom

Nhiều nhà khoa học cho rằng crom có thể giữ đường huyết ổn định bằng cách làm tăng độ nhạy insulin, đồng thời cải thiện lượng cholesterol và triglyceride trong cơ thể.

Bạn có thể bổ sung dưới 200 mcg crom/ngày từ các loại thực phẩm như thịt, hải sản, trứng, ngũ cốc, các loại quả hạch hoặc trong các sản phẩm bổ sung có chứa crom.

Dây thìa canh

Dây thìa canh giúp hạ đường huyết cho người đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, loại thảo mộc này có khả năng hạ đường huyết, tăng sản sinh hormone insulin trong cơ thể giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng dây thìa canh để biết liều lượng, cách sử dụng phù hợp.

Nha đam (lô hội)

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alternative and Complementary Medicine cho thấy nha đam/lô hội có khả năng hạ đường huyết cho những người tiền đái tháo đường và người bệnh đái tháo đường type 2. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên uống nước ép nha đam hoặc thêm nha đam vào một số món sữa chua, sinh tố… để phòng ngừa bệnh đái tháo đường tốt hơn.

Probiotics

Một nghiên cứu trên hơn 600 người Anh cho thấy bổ sung probiotics (các lợi khuẩn đường ruột) có thể giúp ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng đề kháng insulin cho người bệnh đái tháo đường. Bạn có thể bổ sung probiotics từ một số thực phẩm như sữa chua, bắp cải muối, kimchi… trong chế độ ăn hàng ngày.  

Nấm Maitake (nấm khiêu vũ)

Chiết xuất nấm Maitake có chứa alpha-glucosidase - một chất ức chế có khả năng ngăn chặn enzyme chuyển hóa tinh bột và đường thành glucose, từ đó giúp ổn định đường huyết tốt hơn.

Một số dưỡng chất khác

Một số dưỡng chất nhất định cũng có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết và tình trạng đề kháng insulin trong cơ thể. Theo đó, hàm lượng magne thấp có thể khiến đường huyết tăng cao; vanadium - một chất khoáng thiếu yếu có thể làm tăng độ nhạy insulin; acid alpha-lipoic (ALA) có thể làm giảm tình trạng tổn thương thần kinh, hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung một số vitamin, khoáng chất như vitamin B6, B7, vitamin E, quercetin (chất chống oxy hóa mạnh), kẽm và selen để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường type2.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Betternutrition)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường type 2.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết