8 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao rõ rệt

Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra đường huyết của mình đang ở mức cao

Lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường có chế độ ăn lành mạnh hơn

Người bệnh đái tháo đường nên làm gì để không bị sâu răng, loét miệng?

5 biến chứng đái tháo đường thường gặp nhất

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới chỉ số đường huyết nào?

Đi tiểu thường xuyên

Do đường huyết tăng cao, thận có thể bị ảnh hưởng và nhận nhiều nước hơn, khiến bạn hay đi tiểu hơn. Nếu bạn nhận thấy nhu cầu đi vệ sinh của mình tăng lên dù không uống quá nhiều nước, hãy thử làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường huyết, xác định nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Mặc dù đường huyết là nguồn năng lượng chính, tuy nhiên đường huyết quá cao khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn tới mất nước và các chất điện giải trong cơ thể. Mất nước, mất chất điện giải là nguyên chính khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Mệt mỏi, uể oải có thể là do đường huyết luôn ở mức cao

Thường xuyên thấy khát nước

Khi không thể loại bỏ glucose dư thừa trong máu, cơ thể sẽ phải tự tìm cách hạ đường huyết qua việc tăng bài tiết nước tiểu. Điều này khiến bạn bị mất nước, làm giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi bạn đi tiểu thường xuyên, cơ thể sẽ bị mất nước và đòi hỏi được bổ sung nhiều nước hơn. Điều này sẽ gây ra một vòng lặp, vì càng uống nhiều nước, bạn lại càng có nhu cầu vệ sinh nhiều hơn.

Nhìn mờ

Đường huyết tăng cao có thể khiến thủy tinh thể bị phình ra, cản trở tầm nhìn và khiến bạn bị nhìn mờ. Điều này có thể được khắc phục khi đường huyết trở lại bình thường, tuy nhiên đường huyết tăng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt, gây ra biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Nhìn mờ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường

Vết thương lâu lành

Đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh và sự tuần hoàn máu, khiến máu khó tiếp cận tới các vết thương, vết xước trên cơ thể. Chính vì vậy, nếu thấy các vết thương, vết bầm tím lâu lành hơn bình thường, hãy đi khám để được chẩn đoán đái tháo đường kịp thời.

Giảm cân đột ngột

Đừng vội mừng, giảm cân do đường huyết tăng cao không phải là một dấu hiệu tốt. Do không sản sinh đủ hormone insulin hoặc không sử dụng hiệu quả hormone này, các tế bào sẽ không nhận được đủ lượng glucose cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng. Lúc này, chúng buộc phải đốt cháy các chất béo trong cơ thể. Điều này có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn hay thấy mệt mỏi hơn.

Đờ đẫn, khó tập trung

Như đã nói ở trên, đường huyết là nguồn nhiên liệu chính để cơ thể sản sinh ra năng lượng. Tuy nhiên, đường máu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, khiến bạn bị thiếu năng lượng. Điều này kiến bạn hay cảm thấy đờ đẫn, hay quên, khó tập trung.

Chảy máu lợi

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu nướu răng, ví dụ như thiếu vitamin C, đường huyết tăng cao… Cụ thể, đường huyết tăng cao có thể khiến các vi khuẩn gây bệnh tích tụ trong miệng nhiều hơn, làm tăng nguy cơ chảy máu lợi (đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa).

Nếu nhận thấy bản thân đang có một hoặc một vài dấu hiệu nói trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời, đồng thời có biện pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết