4 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng gây suy giảm chức năng thần kinh

5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đa xơ cứng bạn nên biết

Đa xơ cứng và mất ngủ: Làm thế nào để phá vỡ chu kỳ?

Dấu hiệu sớm của bệnh đa xơ cứng

Phơi nắng để phòng bệnh đa xơ cứng!

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn sẽ xảy ra khi cơ thể bạn nhận nhầm và quay sang tấn công chính hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân chính xác của bệnh đa xơ cứng hiện vẫn chưa được biết rõ nhưng bệnh được cho là có sự phối hợp giữa yếu tố về di truyền cũng như yếu tố về môi trường.

Bệnh đa xơ cứng thường gây viêm và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh, để lại nhiều vùng mô sẹo dọc theo lớp phủ ngoài các tế bào thần kinh, gây hậu quả làm chậm hoặc tắc đường truyền xung điện thần kinh.

Dưới đây là những yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị đa xơ cứng:

Nơi bạn sống

Người dân sống ở một số khu vực nhất định có nguy cơ bị đa xơ cứng cao hơn những người khác. Ngoài ra, nếu bạn di cư từ khi bạn còn nhỏ, nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng của bạn sẽ thay đổi phù hợp với nơi định cư mới của bạn, cho dù bạn di cư từ nơi có nguy cơ bị bệnh thấp đến nơi có nguy cơ bị bệnh cao hay ngược lại. 

Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây ra bệnh đa xơ cứng

Trong thực tế, đa xơ cứng thường xảy ra ở những người sống xa xích đạo (sống gần cực ) của Trái đất như Australia, New Zealand,  các nước Bắc Mỹ... Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể là do thiếu vitamin D. Cơ thể chúng ta tạo ra vitamin D khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do vậy, những người sống xa vùng xích đạo có thế sẽ sản xuất ra ít vitamin D hơn, đặc biệt là trong những tháng mùa Đông. Theo các nhà khoa học, thiếu vitamin D là nguyên nhân gây ra bệnh đa xơ cứng.

Ngoài ra, bạn có nguy cơ cao bị đa xơ cứng khi bạn hút thuốc, ăn nhiều muối, béo phì (đặc biệt là ở tuổi vị thành niên).

Bạn mắc một bệnh tự miễn khác hoặc nhiễm virus 

Các bệnh tự miễn thường sẽ phát triển theo nhóm bệnh. Điều này có nghĩa là, nếu bạn mắc một bệnh thì rất có thể, bạn cũng sẽ phát triển nhiều bệnh tự miễn khác. Do vậy, điều này có nghĩa là nếu bạn bị đái tháo đường type 1 hoặc mắc bệnh viêm ruột, lupus bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng cao hơn một chút. Tuy nhiên, mối liên hệ này không mạnh như mối liên hệ giữa các bệnh tự miễn khác, ví dụ như lupus và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bạn có nguy cơ bị đa xơ cứng khi mắc một bệnh tự miễn khác

Theo các nhà khoa học, nhiều loại vi khuẩn, virus cũng thể là nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị bệnh đa xơ cứng thường đã có tiền sử nhiễm virus EBV (virus Epstein-Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) 

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò nhất định khi bạn bị đa xơ cứng. Nếu bố mẹ của bạn bị đa xơ cứng thì bạn có 5% nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng trong cộng đồng là 1/750, nguy cơ này sẽ tăng lên thành 1/40 nếu trong gia đình có người bị bệnh và sẽ tăng lên thành 1/4 nếu có anh chị em sinh đôi cùng trứng mắc bệnh.

Trẻ có nguy cơ bị đa xơ cứng cao nếu mẹ mắc bệnh

Bạn bị căng thẳng quá mức

Căng thẳng có thể sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những bậc cha mẹ đã mất con có nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng cao hơn cha mẹ của những trẻ khác trong 10 năm tiếp theo và nguy cơ bị bệnh của họ sẽ cao hơn gần gấp 2 lần, nếu con họ ra đi bất ngờ là bất ngờ (ví dụ như bị tai nạn). Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu loại căng thẳng nào và căng thẳng đến mức nào thì sẽ dẫn đến việc hình thành bệnh đa xơ cứng hay làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Thanh Tú H+ (Very wel)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh