Da sần sùi, khô ráp: Có thể bạn đang mắc dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông có thể khiến da sần sùi, khô ráp gây mất tự tin cho bạn

Lạm dụng kem dưỡng ẩm: Thói quen gây hại cho da

6 điều bạn nên hạn chế làm khi bị viêm nang lông

Những điều nên tránh khi bị viêm nang lông

Mùa đông dễ mắc viêm nang lông

Dày sừng nang lông là bệnh gì?

Dày sừng nang lông (bệnh Keratosis Pilaris) là một bệnh ngoài da, do tổn thương tại nang lông gây tắc nghẽn tuyến bài tiết. Các chất bã nhờn ứ đọng tại nang lông có thể có thể gây nên các nốt sần trên da, khiến da trở nên khô ráp, sần sùi.

Dày sừng nang lông là một bệnh lành tính, nhưng tác động xấu tới mặt thẩm mỹ và tâm lý của nhiều người. Các nốt sần có thể bị nhầm thành mụn, nhọt khiến nhiều người chẩn đoán nhầm bệnh, dẫn tới việc điều trị không đạt hiệu quả.

Người bệnh dày sừng nang lông có các nốt sần sùi, khô ráp trên da

Các dấu hiệu nhận biết người bị dày sừng nang lông

Triệu chứng nổi bật nhất khi mắc dày sừng nang lông là các nốt sần nhỏ, khô trên da, khi chạm vào có cảm giác như bạn đang nổi da gà. Các nốt sần thường có màu trắng, đôi khi có màu đỏ/hồng, xuất hiện từ 10 - 50 nốt trên một vùng da cánh tay, bắp đùi…

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Trichology, các vị trí thường xuất hiện dày sừng nang lông là cánh tay (92% trường hợp), bắp đùi (59%) và mông (30% trường hợp). Một số người còn bị dày sừng nang lông tại má, rất dễ bị nhầm với mụn trứng cá.

Khi bị dày sừng nang lông, bạn thường hay bị ngứa da, cảm giác da khô ráp, sần sùi, đặc biệt trong những ngày trời lạnh.

Bệnh dày sừng nang lông thường xảy ra chủ yếu ở nữ giới

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh dày sừng nang lông

Các chuyên gia cho rằng, sự tích tụ keratin (chất sừng) tại các nang lông có thể là nguyên nhân gây bệnh. Keratin là 1 protein có nhiều trong tóc, móng tay và các tế bào biểu mô trên da. Thông thường, các tế bào da chết có chứa keratin sẽ bong ra. Nhưng ở người bị dày sừng nang lông, keratin không nằm trong các tế bào da chết mà tích tụ tại nang lông, gây nên các nốt sần cứng, thô ráp trên da.

Trong nhiều trường hợp, bên trong các nốt sần là một hoặc nhiều sợi lông xoắn. Nhiều nhà khoa học cho rằng các sợi lông dày, xoắn dưới da cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông. Nguyên nhân là do các sợi lông có trục xoắn sẽ phá vỡ các tế bào da, gây viêm nhiễm và giải phóng keratin bất thường.

Các tế bào da khô, da chết có thể gây viêm da, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm thấp. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đa khoa Amersham (Anh) cho thấy 49% bệnh nhân dày sừng nang lông cải thiện các triệu chứng bệnh vào mùa hè; 47% bệnh nhân nhận thấy triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn vào mùa đông.

Ngoài thời tiết, yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng tới bệnh dày sừng nang lông. Theo đó, có 67% người bệnh cho biết có người thân cũng mắc bệnh.

Bệnh dày sừng nang lông xuất hiện chủ yếu ở trẻ vị thành niên, do đó có thể gây ra những tác động tiêu cực tới tâm lý người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.

Hãy cùng Health+ đón đọc các biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh dày sừng nang lông trong thời gian tới.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Draxe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu