Cúng cô hồn đúng cách để tránh rước vong vào nhà

Lễ cúng cô hồn thường được làm ngoài trời hay trước cửa chính ngôi nhà

Tháng 7 cô hồn: 16 điều nên làm để luôn được bình an

20 điều cấm kỵ trong tháng 7 cô hồn

20 điều cấm kỵ trong tháng 7 cô hồn

Rằm tháng 7 ở châu Á: Những "ẩn ức tâm linh"

Lễ cúng cô hồn gồm những gì?

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà - Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, cho biết: "Từ xa xưa tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ”. Tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian cho rằng từ ngày 1/7 đến ngày Rằm tháng Bảy âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan, thả ma quỷ ra và kết thúc sau 12 giờ đêm của ngày rằm tháng 7, ma quỷ phải quay lại địa ngục. Lễ cúng cô hồn mang tính nhân văn cao trong văn hóa Việt Nam cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân dù là con người gây ra những tội ác gì trong quá trình chịu sự trừng phạt, quả báo cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu khổ cực, đau đớn. Vì vậy, mọi người đều cúng bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối... để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa".

Lễ cúng cô hồn hay cúng chúng sinh là lễ cúng bố thí cho các cô hồn không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước… Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cùng, hoặc chết đường, chết chợ, lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên…

Trên mâm cúng cô hồn, lễ vật gồm có: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên; Quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ; Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc). Bỏng ngô; Khoai lang luộc; Ngô luộc; Sắn luộc; Kẹo bánh; Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá). Nếu cúng thêm cháo thì thêm gạo và muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương.

Cúng lễ cô hồn khi nào?

Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa. 

Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch), thường là vào buổi chiều tối.

Cách mời vong đi sau khi cúng cô hồn

Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh, nhưng khi xong nghi lễ không biết mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, nhất định phải làm những việc như sau: Vãi gạo, muối ra sân, ra đường; Đốt vàng mã cho cô hồn; Người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, nên cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.

Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức