Củ cải đường - Thực phẩm chống oxy hóa, kháng viên, hỗ trợ cai nghiện

Củ cải đường được liệt kê trong phần siêu thực phẩm

Ăn cá hồi cũng tốt như uống thực phẩm chức năng

Làm đẹp từ A-Z với củ cải đỏ

Củ cải trắng: Món ăn bài thuốc cho Tết 2015

Tạo máu nhân tạo từ cây củ cải đường

Thành phần dinh dưỡng

Củ cải đường là loại thực vật ăn được có chứa betalains – một loại sắc tố có đặc tính chống viêm và tiêu diệt nấm cực mạnh. Betalains tham gia thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào đặc biệt là bộ phận gan.

Ngoài ra nó còn có các thành phần dinh dưỡng khác nổi bật như vitamin B9, C, B6…

Bảng đánh giá tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong 170gr củ cải đường

Lợi ích sức khỏe

Cùng với các thực phẩm trong họ chenopod (bao gồm củ cải, cải 7 màu, rau chân vịt, quinoa), củ cải đường là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích sức khỏe như: Cung cấp chất chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ cai nghiện...

Tăng cường sức khỏe

Các sắc tố betalains trong củ cải đường tan trong nước, có hai chức năng chính: Chống oxy hóa và kháng viêm. Ngoài củ cải đường thì đại hoàng, củ cải, rau dền, xương rồng lê gai... cũng chứa nhiều betalains.

Giảm huyết áp

Nước ép củ cải đường có chứa nhiều nitrat - một chất hóa học tự nhiên

Khi uống nước ép củ cải đường, nitrat trải qua một phản ứng hóa học biến thành oxit nitric giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và làm giảm huyết áp.

Tăng sức bền

Nước ép củ cải đường mang lại nhiều lợi ích khi tập thể dục. Uống nước ép củ cải trước khi tập thể dục không chỉ cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để thực hiện các bài tập mà còn giúp bạn tập thể dục được lâu hơn.

Chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa ở củ cải đường có khả năng chống lại các gốc tự do, đồng thời chống lại quá trình oxy hóa của các chất béo có hại lên các mạch máu. Bên cạnh đó, nó cũng có ích cho sức khỏe mắt và sức khỏe của hệ thần kinh.

Chống viêm

Các phân tử kháng viêm được tìm thấy trong củ cải đường có lợi cho tim mạch, cũng như lợi ích chống viêm cho các hệ thống khác trong cơ thể.

Hỗ trợ giải độc

Nước ép củ cải đường từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh gan. Nó chủ yếu giúp giải độc trong máu, làm tăng lưu lượng máu và giúp gan hoạt động tốt hơn. Các chất xơ trong nước ép củ cải cũng giúp bạn tiêu hóa và làm sạch dạ dày, tránh các độc tố. Nước củ cải đường rất tốt cho những người muốn cai nghiện.

Các lợi ích sức khỏe khác

Với sự kết hợp các chất chống oxy hóa và chống viêm khiến củ cải đường trở thành một thực phẩm tốt giảm nguy cơ các bệnh ung thư như: Đại tràng, dạ dày, thần kinh, phổi, vú, tuyến tiền liệt.

Củ cải đường được liệt kê trong phần siêu thực phẩm vì nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Chọn và bảo quản củ cải đường

Nên chọn những củ cải kích thước vừa hoặc nhỏ, có rễ chắc, da mịn. Tránh các củ có đốm, vết bầm tím hoặc quá mềm, có các phần ẩm ướt vì đó là những dấu hiệu chứng tỏ chúng đã hư hỏng. Những củ có bề mặt nhăn nheo cũng nên tránh vì đấy là những củ đã già, cứng và nhiều xơ.

Để bảo quản củ cải đường nên cắt bỏ phần lớn thân, rễ chỉ chừa lại tầm 2 - 3cm để độ ẩm trong củ cải không bị mất đi đồng thời nước trong củ cải không bị chảy ra.

Không rửa củ cải đường trước khi bảo quản. Khi bảo quản nên đặt trong túi nhựa, quấn chặt củ, ép không khí trong túi ra càng nhiều càng tốt, để trong ngăn mát tủ lạnh. Củ cải đường có thể giữ trong tủ lạnh tầm 3 tuần. Không nên để đông cứng củ cải tươi vì khi rã đông, chúng sẽ bị mềm ra (nhưng bạn có thể đông lạnh củ cải đã nấu chín, chúng sẽ vẫn giữ được hương vị và kết cấu dinh dưỡng).

Chế biến

Rửa củ cải nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh, cẩn thận để không làm rách vỏ củ cải vì lớp vỏ lưu giữ các sắc tố tăng cường sức khỏe bên trong. Khi chế biến, nên đeo găng tay bởi nước từ củ cải có thể dính lên da và rất khó để rửa sạch. Nếu bị dính nước củ cải ra tay nên dùng chanh tươi để loại bỏ chúng.

Có thể chế biến rất nhiều món ngon từ củ cải đường, ví dụ như: Soup, salad, nộm...

Dinh dưỡng của củ cải sẽ bị giảm khi ở nhiệt độ cao, do vậy khi nấu củ cải không nên để lửa lớn và nấu quá chín. Màu của củ cải có thể bị biến đổi trong quá trình nấu. Khi nấu nên thêm ít nước chanh hoặc giấm sẽ làm sáng màu củ cải (có thể dùng baking soda để làm màu chúng tím hơn).

Củ cải có thể dùng cùng với các loại rau khác làm salad hoặc làm món soup khá ngon, giàu dinh dưỡng. Bạn cũng có thể ướp củ cải hấp trong nước trái cây tươi như chanh, dầu olive và các loại thảo mộc tươi.

Lưu ý:

- Không nên lạm dụng nước ép củ cải

- Khi uống nước ép củ cải đường, nước tiểu và phân sẽ có màu đỏ nhạt. Điều này là do màu tự nhiên của loại củ này, bạn không nên lo lắng về nó. Nó là một dấu hiệu tốt cho biết rằng tất cả các độc tố được thoát ra và hệ thống tiết niệu của bạn đang hoạt động tốt.


Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất