Cứ 4 người thì có 2 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch đang trở thành gánh nặng cho xã hội

Hồi hộp, tim đập nhanh là mắc bệnh tim hay cường giáp?

Phụ nữ mãn kinh sớm phải đối diện với nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Trẻ hít phải khói thuốc lá dễ mắc bệnh tim mạch

Sỏi mật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Phát biểu tại Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 15, GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, bệnh tim mạch đang trở thành gánh nặng cho xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực về chất lượng cuộc sống. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, hàng năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều. Tỷ lệ tử vong do bệnh bệnh lý Tim mạch lại ngày một gia tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Đáng lo ngại, tăng huyết áp là bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và ngày càng trẻ hóa. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp thì đến năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo động là 46%. Một điều tra khác của Viện Tim mạch Trung ương, tại 8 tỉnh thành trong năm 2008 có 25,1% tăng huyếp áp ở người trưởng thành thì nay đã ở mức 40%.

Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không có những triệu chứng điển hình. Một số người tăng huyết áp có triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, ù tai, đau đầu... và nó dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, phình tách động mạch chủ, mắt, não, thận, tai biến mạch não… Nhiều người không biết mình bị bệnh tăng huyết áp, do đó, nhiều trường hợp đột tử nhưng trước đó 1 - 2 phút họ vẫn nói chuyện bình thường và cảm thấy khỏe mạnh.

Bệnh tim mạch hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa

Nguy hiểm là thế nhưng theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa tích cực bệnh tim mạch bằng cách tác động tới các yếu tố nguy cơ cũng như điều trị tích cực bệnh và phòng ngừa tái phát. Ví dụ, chỉ cần giảm được 5 mmHg huyết áp tâm thu có thể giảm được 14% tử vong do đột quỵ, giảm 9% tử vong do bệnh động mạch.

Có những biện pháp tưởng như đơn giản nhưng làm giảm đáng kể các nguy cơ tim mạch như tập thể dục đều hàng ngày (làm giảm 4,9 mmHg huyết áp tâm thu); Giảm lượng muối ăn dưới 1800 mg/ngày cũng giúp làm giảm khoảng 5,1 mmHg huyết áp tâm thu ở bệnh nhân tăng huyết áp...

Cần chú ý việc đo huyết áp vào những thời điểm nhất định trong ngày, nhớ con số huyết áp của mình như nhớ tuổi, không ăn mặn, giảm bớt thực phẩm có acid béo, mỡ động vật… Hạn chế uống rượu bia, cần giảm cân với người béo phì, có thể vận động thể lực mỗi ngày như đi bộ 30 – 45 phút , vận động thể lực nhẹ nhàng 4 - 5 ngày 1 tuần. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh (nếu có).

Một giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao chính là việc bệnh nhân tăng huyết áp có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để phòng và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Trần Lưu (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch