COPD - “Sát thủ vô hình”

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được xếp vào hàng thứ 6/10 các bệnh thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Tỷ lệ mắc COPD ở mức độ trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7% cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. COPD được coi là “sát thủ vô hình” đối với con người bởi bệnh diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD là gì?

Hội lồng ngực Mỹ (ATS, 1995) định nghĩa COPD bằng tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản có tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục.

Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính luôn không có đủ oxy cho các hoạt động của cơ thể


Ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính luôn có tình trạng nghẽn luồn không khí lưu thông trong phổi do hai hiện tượng: Thứ nhất, đường kính của các phế quản tức là các đường dẫn khí trong phổi bị hẹp do co thắt, đồng thời trong lòng phế quản bị sưng phù… và bám nhiều đờm, hậu quả dẫn đến luồng khi đi qua các phế quản rất khó khăn và bị tắc nghẽn. Thứ hai là các phế nang bị mất tính đàn hồi, bị “chai” và không co giãn được nữa nên khí đi vào các phế nang thường bị kẹt lại, bị nhốt, khó thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng ứ đọng khí trong lòng phế nang và cũng làm cho luồng khí ra vào phổi bị nghẽn lại.

Cả hai hiện tượng trên cuối cùng đều dẫn đến sự tắc nghẽn vào luồng khí lưu thông ra ào phổi, làm cho khí oxy vào phổi rất ít và vì thế không đủ lượng oxy cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Người bệnh thường khó thở và tình trạng khó thở sẽ tăng lên khi người bệnh phải làm việc gắng sức như đi bộ nhanh, leo cầu thang…

Thuốc lá – nguyên nhân gây bệnh chính

Nơi nào người dân hút thuốc lá nhiều thì nơi đó có người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiều.

Trong số 100 người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì có đến 90 người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá. Không riêng gì thuốc lá, các loại thuốc hút khác như xì gà, thuốc lào, thuốc rê, ống điếu… cũng đều có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạnh tính.

Trên thực tế, có những người hút thuốc lá nhiều, nghiện nặng và hút lâu năm nhưng không bị COPD. Y học hiện nay vẫn chưa giải thích thỏa đáng được điều này và các nghiên cứu đi tìm bản chất của căn bệnh vẫn còn đang được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Nói cho dễ hiểu hơn, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng trên thế giới có hai nhóm người: một nhóm được gọi là nhạy cảm với thuốc lá nên khói thuốc lá có thể tàn phá hai lá phổi của họ và dẫn đến tàn phế hô hấp. Ở nhóm người này, cai thuốc lá là việc hết sức cần thiết và nên tiến hành càng sớm càng tốt vì sẽ giúp làm chậm quá trình sụt giảm chức năng hô hấp. Nhóm người thứ hai là nhóm không nhạy cảm với thuốc lá nên dù họ hút thuốc nhiều vẫn không bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Y học ngày nay vẫn chưa thể biết được rằng, một người sẽ thuộc vào nhóm nào trong hai nhóm, vì vậy, tốt hơn hết là giảm hút thuốc lá hoặc loại bỏ khói thuốc lá khỏi cuộc sống hàng ngày trước khi quá muộn.

Khói thuốc lá không chỉ hủy hoại phổi, gây nên căn bệnh COPD mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh khác cho cơ thể


Bên cạnh nguyên nhân chính là hút thuốc lá, còn có những nguyên nhân ít gặp hơn như môi trường ô nhiễm. Nếu 90/100 người được xác định mắc COPD do khói thuốc lá thì 10 người còn lại là những người sống lâu nằm trong môi trường có nhiều khói bụi như xưởng lao động nhỏ, môi trường không khí tù đọng, kém lưu thông…

COPD - Chưa thể chữa khỏi hoàn toàn

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân COPD là ho khạc đờm kéo dài vào buổi sáng. Kế tiếp là khó thở khi gắng sức lúc bệnh nhân leo cầu thang, khi đi nhanh trên đường bằng. Triệu chứng tiếp theo sẽ là những đợt cấp của COPD khiến bệnh nhân khó thở nhiều hơn, khạc đờm nhiều hơn, đục màu. Những đợt cấp này ngày càng nhiều hơn, gần nhau hơn, thời gian dài hơn.

Người mắc COPD thường xuyên bị thiếu oxy trong máu gây mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ho, suy nhược, thậm chí không di chuyển được. Hậu quả là người bệnh mất sức lao động, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Đặc biệt, COPD dễ dẫn đến các biến chứng bệnh phổi khác như viêm phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn và khiến nhiều bệnh khác nặng thêm như suy tim, đái tháo đường…

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn với căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng đó là: Đang hay đã từng hút thuốc lá; Tuổi trên 40; Ho kéo dài; Khạc đờm kéo dài; Khó thở hơn so với người cùng độ tuổi…

Tuy nhiên, COPD thường diễn tiến âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Hầu hết các bệnh nhân thường đến khám, phát hiện ra bệnh khi đã ở tình trạng nặng, chức năng hô hấp đã mất rất nhiều. Vì vậy, Tổ chức Quản lý COPD toàn cầu (GOLD) đã đưa ra một số triệu chứng gợi ý COPD và khuyến cáo mọi người dân khi có những triệu chứng này cần đến gặp bác sỹ để được khám, đo chức năng hô hấp để chẩn đoán xác định COPD.

 

 


Đo chức năng thở sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh COPD


Kết

Trên thế giới, số người phát hiện bị COPD ngày càng tăng cao nhưng theo các nhà khoa học, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạnh tính chưa được phát hiện, nhất là những người còn trong giai đoạn sớm của bệnh, nhất là những người còn trong giai đoạn sớm của bệnh.

Tuy nhiên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không phải là bệnh lây nhiễm. Phần lớn bệnh nhân có độ tuổi từ 40 trở lên. Bệnh diễn tiến kéo dài nhiều năm, thỉnh thoảng rơi vào những đợt cấp vì nhiều lý do khác nhau. Hiểu rõ về bệnh và tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ, người bệnh sẽ sống chung với bệnh dễ dàng hơn và phòng tránh được các biến chứng và diễn biến xấu của bệnh.

Hiện nay, các chuyên gia hô hấp cũng khuyến cáo việc sử dụng các loại thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa diễn biến xấu của bệnh. Mặc dù, chưa có những đánh giá chính thức hay những nghiên cứu có đối chứng về hiệu quả của những sản phẩm thảo mộc này, nhưng những ghi nhận hiệu quả trong hỗ trợ điều trị của cá nhân các bác sỹ cũng đem lại hy vọng cho bệnh nhân COPD của Việt Nam cũng như thế giới hiện nay.

 

 

BẢO KHÍ KHANG - GIÚP GIẢM TẦN SUẤT CỦA ĐỢT CẤP VÀ BIẾN CHỨNG CỦA COPD

BẢO KHÍ KHANG là sản phẩm độc đáo kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại gồm các thành phần thảo dược tự nhiên (Cao AntidiCOPD, Cốt khí củ, Lá Hen) và các chất bổ sung (L-Carnitine fumarate, Acid alpha Lipoic, Magiê). Đây là liệu pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân mắc COPD hoặc người có nguy cơ mắc COPD (hút thuốc; làm việc trong môi trường khói, bụi) cũng như các bệnh hô hấp mạn tính khác (viêm phế quản mạn, hen, khi phế thũng, tâm phế mạn..):

- Tăng cường sức khỏe đường hô hấp: giảm hiện tượng ứ máu phổi, thiếu oxy, tăng cường cung cấp năng lượng tế bào.
- Phòng ngừa và khắc phục các yếu tố nguy cơ mắc COPD đặc biệt là hiện tượng stress oxy hóa.
- Giảm nhanh các triệu chứng trong COPD: giảm ho, dễ khạc đờm, dễ thở…
- Giúp giảm tần suất, mức độ của đợt cấp và biến chứng của COPD.

Các thuốc điều trị COPD và hen có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khi sử dụng lâu dài (thuốc giãn phế quản gây hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh; corticoid gây suy giảm miễn dịch, phù do giữ muối nước…).

BẢO KHÍ KHANG là sản phẩm độc đáo kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại hoàn toàn không gây độc với cơ thể, có thể sử dụng lâu dài và dùng chung với các thuốc điều trị khác.

Gọi 043.538.1670 hoặc 0964.1800.11 hoặc truy cập www.baokhikhang.vn để được tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và các bệnh hô hấp mạn tính khác.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

 

 

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp