Đẻ khó: Nguy hiểm cả mẹ lẫn con

Đẻ khó có thể do thai nhi quá to hoặc mẹ bị bệnh mạn tính

Mới mang bầu bị rubella: Đừng vội hoang mang?

Trị mụn trứng cá khi bầu bí

Sàng lọc sơ sinh ở Việt Nam đang được đẩy mạnh

Bật mí bí quyết giúp chị em sinh thường dễ dàng

Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Nguyên nhân gây đẻ khó có thể xuất hiện từ phía mẹ, từ thai nhi hoặc do những bất thường trong quá trình chuyển dạ.

Nguyên nhân từ mẹ

Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng: Khung xương chậu của phụ nữ vốn được tạo hoá sinh ra bình thường để giúp chị em dễ dàng sinh nở. Tuy nhiên, một số người có khung xương chậu bị hẹp, thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…, thai nhi không thể chui qua được. Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.

Để xác định người có khung xương chậu hẹp, bác sỹ khi thăm khám cho các bà mẹ mang thai có thể đo khung xương để có những số liệu đánh giá mức độ hẹp và biến dạng cụ thể.  Ngoài ra, có thể phát hiện khung xương chậu bị biến dạng qua dáng đi. Những phụ nữ thấp, bé, chiều cao dưới 1,45m cũng thường có khung xương chậu hẹp.

Phòng ngừa khó đẻ
Dựa trên những kết quả kiểm tra siêu âm và theo kinh nghiệm, bác sỹ hoàn toàn có thể chẩn đoán được tình trạng đẻ khó ở các thai phụ. Khi gặp tình trạng này, nếu nặng thì không được đẻ thường mà phải mổ đẻ để tránh những vấn đề phát sinh nguy hiểm.
Trước khi sinh, các thai phụ nên đi kiểm tra, xét nghiệm, tập luyện để nắm được các động tác hỗ trợ khi sinh.

Người mẹ có bệnh mạn tính: Sản phụ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, thận, tăng huyết áp, bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con. Chị em nên khám bệnh thường xuyên để biết rõ về tình trạng sức khoẻ của mình, giúp cho việc sinh nở được dễ dàng.

Do các khối u tiền đạo: Các khối u tiền đạo là u nằm trong tiểu khung cản trở ngôi không lọt và không sổ được. Ví dụ: Khối u buồng trứng nằm ở túi cùng sau của âm đạo, u xơ ở eo hay ở cổ tử cung. Ngoài ra các khối u tiền đạo khác ít gặp như khối u âm đạo, u vòi trứng, u dây chằng rộng, u tiểu khung: u thận, u trực tràng, u bàng quang, tử cung đôi.... 

Nguyên nhân từ thai nhi

Thai to: Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng phần như đầu to, vai hoặc bụng to… Thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ.

Thai nhi quá to có thể gây khó đẻ

Ngôi thai bất thường: Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang, nằm ngược; Những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc lại bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục bà mẹ ra ngoài. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sỹ. 

Tình trạng thai suy: Thai nhi có thể đã bị suy trong tử cung ngay từ khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính), có thể suy trong quá trình chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai đã bị suy thì cần phải cho ra khỏi tử cung ngay lập tức, càng sớm càng tốt (phần lớn là mổ đẻ) để cứu thai khỏi bị ngạt nặng hoặc tử vong trong hoặc sau khi đẻ.

Các nguyên nhân do phần phụ của thai: Là các thành phần như rau thai, màng thai, dây rốn và nước ối. Những thành phần phụ này đôi khi cũng gây nên tình trạng đẻ khó cho các bà mẹ. Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (gọi là rau tiền đạo), những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối…

Các bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ

Một cuộc chuyển dạ kéo dài không tốt cho sản phụ đẻ thường

Chuyển dạ kéo dài: Một cuộc chuyển da bình thường kéo dài trung bình 15-16 giờ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sỹ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.

Các rối loạn cơn co tử cung: Một cuộc chuyển dạ tiến triển bình thường khi cơn go tử cung bình thường nghĩa là phải nhịp nhàng có lúc go lúc nghỉ, không mạnh quá và không yếu quá, trương lực của tử cung không cao, nhịp độ và cường độ của các cơn go ngày càng tăng, khoảng cách giữa hai cơn go ngày càng ngắn lại. Trường hợp các cơn co quá mạnh, qúa nhanh hoặc quá yếu, quá thưa đều gây nên tình trạng đẻ khó cho bà mẹ. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời, các cơn co dạ con tăng mạnh có thể dẫn đến suy thai, vỡ tử cung hoặc các cơn co giảm nhiều sẽ đưa đến tình trạng kéo dài quá trình chuyển dạ hoặc bị liệt tử cung sau đẻ.

Ngày 23/2, tại Bệnh viện phụ sản tỉnh Tiền Giang, sản phụ Nguyễn Thị Yến Linh (Cai Lậy, Tiền Giang) được bác sỹ quyết định cho sinh thường. Tuy nhiên, do khó sinh, các bác sỹ phải dùng phương pháp hút thai, em bé đã bị tử vong ngay sau đó. Chị Linh sức khoẻ nguy kịch, bất tỉnh, hôn mê. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang do Phó Giám đốc – bác sỹ Nguyễn Hùng Vĩ kí ghi rõ: Đây là trường hợp xuất huyết nội do vỡ mật sau tử cung, diễn tiến nhanh, phức tạp và khó phát hiện.
Đông Nhân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ