Con bị tăng động giảm chú ý điều trị thế nào?

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với trẻ tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý ở người lớn bị động kinh

Những nguyên nhân có thể gây rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Bạn bị hiếu động hay tăng động?

Điều trị cho trẻ bị tăng động mà không cần dùng thuốc

Hỏi: Chào chuyên gia, con em năm nay 5 tuổi, cháu nghịch ngợm rất nhiều, hay trêu chọc bạn bè, viết chữ rất xấu, chậm biết đọc. Em đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương thì các bác sỹ nói rằng cháu mắc bệnh tăng động giảm chú ý. Em xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào ạ? Em đang rất lo lắng. (Thu Hương)
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn không nên lo lắng quá mức bởi vì mức độ ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến sự phát triển của trẻ nhỏ thường nhẹ hơn rất nhiều so với các rối loạn phát triển, hay rối loạn tâm thần khác như tự kỷ, bệnh tâm thần, động kinh… Mặt khác, hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp có thể giúp con bạn kiểm soát tốt chứng bệnh này. Điều quan trọng là bạn cần phối hợp chặt chẽ với những người thân khác, thầy cô giáo và các bác sỹ… để giúp con kiểm soát bệnh.
Các phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:
- Giáo dục hành vi: Mục tiêu nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn và điều chỉnh các hành vi một cách tích cực hơn. Cha mẹ cần tạo cho con thời gian biểu cụ thể với những công việc, học tập hằng ngày. Nên khen ngợi ngay khi con có những hành vi đúng đắn, khích lệ con thực hiện các mục tiêu bằng phần thưởng. Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để chơi cùng con, lắng nghe con chia sẻ, khuyến kích con tham gia các hoạt động thể chất.
- Chế độ ăn uống: Bạn cần hạn chế cho con ăn các thực phẩm có chứa nhiều các chất phụ gia, chất bảo quản như kẹo bánh, đồ hộp, bim bim… ăn nhiều cá và các thực phẩm khác giàu kẽm, omega 3…
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể được các bác sỹ chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể như Concerta, Ritalin, Focalin, Atomoxetine… (Thông thường chỉ dùng trong trường hợp biểu hiện tăng động mức độ nặng và trên 6 tuổi)
- Sử dụng thảo dược: Một số nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng các thảo dược có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh có thể cải thiện các triệu chứng ở trẻ tăng động giảm chú ý. Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các hoạt chất bên trong thảo dược Câu đằng có khả năng kích thích não bộ sản sinh ra GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế) nội sinh, đồng thời các hoạt chất này cũng đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Hiện nay các hoạt chất này đã được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Chúc con bạn luôn mạnh khỏe!
DS. Thu Hường

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng cốm Egaruta


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị