Colombia hợp pháp hóa sử dụng cần sa trong y tế

Các sản phẩm từ cần sa được sử dụng cho việc trị bệnh được trưng bày tại một hội chợ ở Bogota, Colombia ngày 22/12 - Ảnh: AFP

Khi nào cần sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Hàng trăm ca cấp cứu vì cần sa tổng hợp Spice

Kỳ lạ ngôi làng có hàng ngàn người mất trí nhớ

Quốc gia đầu tiên cấm nhập cảnh với người từng đến Tây Phi vì Ebola

Tổng thống Juan Manuel Santos ký nghị định hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa, phía sau ông là Bộ trưởng Bộ Y tế Alejandro Gaviria - Ảnh: AFP

Trong một bài diễn thuyết được phát sóng trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Santos cho hay nghị định mới này sẽ khởi động việc cấp giấy phép trồng, thu hoạch, xuất - nhập khẩu cần sa và các dẫn xuất để sử dụng trong ngành y tế và các nghiên cứu khoa học.

Theo AFP, người đứng đầu Chính phủ Colombia cho biết: “Nghị định này sẽ đưa Colombia trở thành một trong những nước đi đầu về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đối phó với các loại bệnh tật, nhưng vẫn không đi ngược lại với các cam kết quốc tế của chúng tôi về việc kiểm soát ma túy”.

Những người ủng hộ việc sử dụng cần sa trong y tế thì cho rằng khoảng 400.000 người dân Colombia có thể sử dụng sản phẩm cần sa để điều trị các triệu chứng bệnh động kinh và nhiều bệnh lý khác.

Nghị định này cũng quy định rõ những người trồng cần sa tại Colombia sẽ phải xin giấy phép từ “Hội đồng kiểm soát ma túy quốc gia”.

Trong khi Bộ Y tế sẽ thông qua các giấy phép cho việc sản xuất các loại thuốc có nguyên liệu chính là cần sa cũng như xuất khẩu cần sa đến các quốc gia khác, nơi mà loại cây này đã được hợp pháp hóa.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp bệnh nhân có thể tiếp xúc với những loại thuốc an toàn, chất lượng cao được sản xuất tại Colombia. Đây cũng là một cơ hội nhằm quảng bá các nghiên cứu khoa học tại đất nước của chúng tôi”, Tổng thống Santos chia sẻ.

Trong một xu thế chung, hiện nay các quốc gia Mỹ Latin đang thúc đẩy hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa. Việc sản xuất, buôn bán và sử dụng cần sa đã được hợp pháp hóa tại Uruguay từ năm 2013.

Quốc hội Chile đang cân nhắc có một bước đi tương tự. Vào tháng sau, Mexico sẽ tổ chức một cuộc thảo luận toàn quốc về việc xem xét thay đổi các điều luật liên quan đến cần sa của họ.

Chính Colombia đã hợp pháp hóa việc mỗi người được phép sở hữu nhiều nhất 20 gram cần sa và trồng nhiều nhất 20 cây cần sa trên lãnh thổ đất nước này vào năm 2012, nhưng việc buôn bán và sử dụng sản phẩm cần sa tại nơi công cộng lúc đó chưa được cho phép.

Colombia vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất thuốc cấm, đặc biệt là ma túy. Lượng ma túy được sản xuất tại Colombia đã tăng 52% trong năm qua, lên tới 442 tấn, theo thống kê của Liên Hợp quốc.

Một người đàn ông bên cạnh cây cần sa tại hội chợ ở Bogota, Colombia ngày 22/12 - Ảnh: AFP
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn