Có phải bị trầm cảm nên thèm ăn đồ ngọt?

Thèm ăn đồ ngọt có thể do thay đổi hormone

Hay cáu gắt vô cớ: Hãy tập yoga!

Bị trầm cảm, uống thuốc không đỡ nên chữa thế nào?

Chế độ ăn uống có liên quan đến trầm cảm như thế nào?

Điều gì sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng lo lắng do trầm cảm?

TS.BS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Bạn rất sáng suốt khi thắc mắc về nguyên nhân khiến bạn thèm ngọt. Có thể là do trầm cảm hoặc loại thuốc bạn đang dùng để chống trầm cảm, hoặc một nguyên nhân khác hoàn toàn. 

Hãy bắt đầu với trầm cảm. Sự thay đổi trong chuyện ăn uống như thèm ăn và cân nặng là các triệu chứng thông thường. Cân nặng có thể tăng hoặc giảm. Một số người mất hoàn toàn cảm giác thèm ăn, cũng không quan tâm đến thực phẩm. Những người khác bị trầm cảm thì ngược lại, không thể ngừng ăn uống. 

Sự thèm ăn và tăng cân phổ biến ở một số dạng trầm cảm. Như trầm cảm theo mùa (SAD) - là loại trầm cảm có nguyên nhân từ sự giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt Trời. Bệnh thường xuất hiện vào mùa Đông, giảm dần khi mùa Xuân đến. Nhưng nói chung, bất kỳ loại trầm cảm nào cũng có thể đi kèm với tăng cân hoặc giảm cân.

Một số loại thuốc có thể gây cảm giác thèm ăn và tăng cân, như những loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm, tâm thần, động kinh và đái tháo đường (trừ metformin).

Bạn đã nói rằng cơn thèm ăn đồ ngọt của bạn ngày càng tăng lên. Bạn có bắt đầu dùng một loại thuốc mới không? Liều thuốc của bạn tăng hay giảm? Liều thuốc cao hơn có thể làm tăng các phản ứng phụ, bao gồm cả thèm ăn. Liều thuốc giảm có thể khiến các triệu chứng trầm cảm trở lại, bao gồm cả sự thèm ăn. Hoặc một điều gì khác đang xảy ra trong cuộc sống của bạn khiến bệnh trầm cảm càng thêm tồi tệ.

Sự thèm ăn đồ ngọt của bạn cũng có thể không liên quan đến bệnh trầm cảm. Nếu bạn không bao giờ thèm ăn đồ ngọt hoặc tăng cân khi bạn bị trầm cảm trước đó, có vẻ như không phải trầm cảm gây ra vấn đề này.

Dựa vào độ tuổi của bạn để xem xét, có thể là do tiền mãn kinh hoặc mãn kinh chính là nguyên nhân. Một số phụ nữ cảm thấy thèm ăn trong thời gian này. Hoặc có thể mức độ hoạt động của bạn đã thay đổi.

Có một vấn đề về sức khỏe cũng có thể gây ra sự thay đổi trong thói quen ăn uống, như: Suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang... Một số người bị đau xơ cơ (đau trong cơ bắp, gân và khớp), hội chứng mệt mỏi mạn tính cũng thay đổi thói quen ăn uống (không chỉ là thèm ăn ngọt). Sự thèm ăn có thể trầm trọng đến mức khi họ ăn, họ thực sự không nghĩ là họ có thể ăn được như thế.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra sự thèm ăn đồ ngọt. Vì những lý do này, bạn nên hỏi bác sỹ nếu thuốc của bạn (hoặc thay đổi liều), để được giải thích về sự thay đổi đột ngột trong chuyện ăn uống của bạn. Khám sức khỏe tổng quát cũng giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn.

An An H+ (Theo askdoctork)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị